PHẦN MỘT
TỔNG QUÁT VỀ BỆNH UNG THƯ MÁU
TỔNG QUÁT VỀ BỆNH UNG THƯ MÁU
1-HỆ THỐNG CẤU TẠO MÁU :
Trong con người ai cũng có tế bào máu sinh ra bởi tế bào gốc (stem cell). Từ tế bào gốc sinh ra hai dòng tế bào âm và dương là tế bào cơ sở và tế bào chức năng.
Tế bào cơ sở để nuôi dưỡng phát triển và duy trì các cơ quan vật chất như các tạng phủ, xương cốt da thịt… thuộc vinh khí tây y gọi là tế bào não tủy (myeloid stem cell) và tế bào chức năng nằm ở các tuyến hạch có chức năng bảo vệ cơ thể phòng chống bệnh tật gọi là vệ khí, tây y gọi là hệ miễn nhiễm,( là những tế bào lympho stem cell).
Từ 2 loại tế bào gốc não tủy và tế bào gốc hạch lympho, mỗi tế bào sinh ra một loại tế bào trung gian gọi là tế bào trung tính.
Tế bào gốc hạch lympho sinh ra tế bào trung tính đơn nhân (1 nhân) sẽ sản sinh ra tế bào bạch cầu đơn nhân có 2 loại B và T.
Tế bào gốc não tủy sinh ra tế bào trung tính đa nhân, có nhiều nhân, chia làm 3 loại, những nhân ấy sản sinh ra tế bào hồng cầu, tế bào tiểu cầu và tế bào bạch cầu thuộc dòng đa nhân.
Chức năng của tế bào hồng cầu đem oxy đến mô trên toàn cơ thể, tiểu cầu giúp kiểm soát ngừa chảy mất máu, và bạch cầu giúp chống nhiễm trùng.
Ngày nay tây y đã chứng minh được lý thuyết đông y là đúng. (Thái cực sinh lưỡng nghi) Có 2 nguồn cung cấp tế bào máu trắng từ một tế bào mầm (stem cell). Từ tế bào mầm sản sinh ra 2 loại tế bào là tế bào mầm lympho, theo đông y là tế bào mầm thuộc dương và tế bào mầm tủy xương là tế bào mầm thuộc âm
Những tế bào hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu được thay cũ đổi mới luôn luôn tùy theo nhu cầu của cơ thể. Nhưng quan trọng nhất, hầu hết các tế bào phát triển lệ thuộc vào các tế bào gốc trong tủy xương là một chất mềm nhão nằm ở não và trung tâm các ống xương.
2-HỆ THỐNG CẤU TẠO MÁU TRẮNG
Khi cơ thể bị bệnh, số lượng hồng cầu, bạch cầu tăng hay giảm bất thường. Theo đông y khi tăng gọi là bệnh thực chứng, khi giảm đông y gọi là bệnh hư chứng. .
a-Nguyên nhân làm cho bạch cầu chức năng giảm : dưới 4000 bạch cầu/cc máu
Tây y đã tìm ra nhiều nguyên nhân như :
- Do sốt rét, do siêu vi cảm cúm, sốt xuất huyết, viêm gan siêu vi, ban đỏ.
- Do lao hệ lưới ở gan tỳ bị sưng (spléno-hépatique) như xơ gan cổ trướng, lao lách.
- Thương hàn nhiễm khuẩn Gram âm, viêm đa khớp dạng thấp, bệnh huyết học.
- Do bệnh viêm đa khớp dạng thấp, lách to giảm bạch cầu đơn nhân trung tính.
- Giảm bạch cầu đơn nhân kèm theo giảm bạch cầu trung tính riêng lẻ. Mất bạch cầu hạt đa nhân do thiếu máu bất sản.
- Giảm bạch cầu trung tính nhưng bạch cầu không giảm.
- Giảm bạch đơn nhân và mất bạch cầu đa nhân do thuốc trị sốt, trị đau nhức và thuốc trị ung thư.
b-Nguyên nhân làm cho bạch cầu đa nhân, bạch cầu đa nhân trung tính tăng, trên 12000 bạch cầu/cc máu.
Trong đó bạch cầu đa nhân chiếm 80-95%, số lượng tuyệt đối trên 7000 bạch cầu đa nhân/cc máu :
Tây y tìm ra nhiều nguyên nhân như :
- Do những bệnh nhiễm khuẩn sinh mủ như viêm ruột thừa, viêm họng, viêm túi mật, viêm phổi, viêm khuẩn huyết, viêm tĩnh mạch huyết khối, tinh hồng nhiệt.
- Do bệnh thấp khớp cấp, viêm động mạch thái dương.
- Do hoại tử mô như nhồi máu cơ tim, viêm tụy xuất huyết, suy thận cấp, suy hô hấp, ngộ độc nặng, chấn thương chảy máu…
- Do thuốc lá, corticoid, lithium, iode, ACTH…
- Do nhiễm khuẩn như viêm họng trắng, có hạch bạch huyết, lách to, nhất là sau khi dùng ampicillin.
- Do sau khi truyền máu, ghép nội tạng, phẫu thuật ở tim ngực làm sốt cao, sốt chậm nhưng kéo dài vài tuần sau phẫu thuật 15-30 ngày…
d-Bạch cầu hạt mất.
Mất bạch cầu hạt do số bạch cầu đa nhân lưu hành tuột xuống rất thấp trong những bệnh rất nặng kèm với bệnh thiếu máu rất nặng làm mất tiểu cầu, do nguyên nhân suy tủy bởi ngộ độc hóa chất như benzen, tia X–quang, hóa trị liệu hoặc do ung thư mà tế bào bạch cầu xâm nhập tủy, hay di căn của ung thư biểu mô.
Nếu mất bạch cầu hạt riêng lẻ nguyên nhân đa số do thuốc, trên tủy đồ những dòng hồng cầu và tiểu cầu vẫn còn nguyên vẹn. Những thuốc làm mất bạch cầu hạt như các loại có chất amidopyrin, pyramidon, sulfamid, thuốc trị tuyến giáp trạng, thuốc trị động kinh, thuốc kháng histamin, thuốc kháng sinh, thuốc an thần kinh
e-Bạch cầu trung tính giảm (giảm số lượng bạch cầu đa nhân lưu hành)
Do siêu vi như cúm, viêm gan siêu vi, thương hàn, sốt rét lao, lách to, ban đỏ, lupus, làm tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.
Giảm bạch cầu trung tính là dấu hiệu báo động bắt đầu mất bạch cầu hạt do thuốc gây ra.
3-NGUYÊN NHÂN UNG THƯ MÁU :
a-Những biến đổi bất thường trong cơ thể :
Theo thống kê hồ sơ bệnh của những người bị bệnh ung thư máu, không có sự khác biệt đáng kể trong tỷ lệ giữa nam giới và nữ gìới.
Trong cơ thể chúng ta ai cũng có đủ các loại tế bào hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu đan nhân.,,,những tế bào này hoạt động không ngừng như một đội quân lưu thông tuần hoàn khắp cơ thể để duy trì sự sinh hóa, chuyển hóa của lục phủ ngũ tạng giữ cho cơ thể phát triển và duy trì mạng sống.
Khi xét nghiệm máu, tây y đếm được số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu đa nhân, tế bào đơn nhân trung tính, tế bào đa nhân trung tính có bao nhiêu đơn vị trong một milimét khối máu. Lấy những con số thống kê trung bình của những người khỏe mạnh không bệnh tật làm tiêu chuẩn so với những người bị bệnh. Nếu thấp hay cao hơn tiêu chuẩn là đã bị bệnh, nhưng tây y không phân biệt bệnh thuộc hư chứng (thấp hơn tiêu chuẩn) và bệnh thuộc thực chứng (cao hơn tiêu chuẩn), trái lại đông y cần phải biết hư thực khác nhau mới có cách chữa đúng, nếu thấp sẽ bổ làm cho đủ, nếu cao sẽ tả cắt bớt giảm xuống cho đủ, cả hai phương pháp bổ hay tả cũng chỉ là phương pháp quân bình âm dương..
Nếu xét theo số lượng các loại tế bào đếm được trong 1mm khối máu, thì bình thường ai cũng có đủ. Nhưng thật ra ai cũng có mầm bệnh tiềm ẩn, nhất là bệnh ung thư máu mãn tính vì cơ thể không có triệu chứng gì, chỉ khi nào bác sĩ thường xuyên khám các bệnh khác qua xét nghiệm máu mới tìm thấy, bởi vì tế bào bạch cầu phát triển bất bình thường chưa đủ nhiều vượt qúa tiêu chuẩn, nhưng đến khi vượt qúa tiêu chuẩn là đã qúa muộn để chữa trị.
Giống như tất cả các tế bào máu, các tế bào bạch cầu đi du lịch thông qua cơ thể. Các triệu chứng của bệnh ung thư máu phụ thuộc vào số lượng các tế bào bạch cầu phát triển nhiều bất bình thường ở một nơi, nếu khu trú rõ ràng ở tạng phủ thì gọi là ung thư nội tạng như phổi, gan, lá mía, bao tử, thận, nếu không khu trú ở nội tạng mà ở ổ bụng tây y gọi là ung thư ổ bụng, riêng ung thư máu, bạch cầu sẽ phát triển ở những tuyến hạch lympho và dưới da có bướu không đau..
Nếu cơ thể được tìm thấy có một số tế bào di truyền bất bình thường (như loại trisomy 21) hay một số bệnh như còi xương (rickets), một số bệnh nhiễm trùng và các bệnh ung thư của tủy xương cũng có nguy cơ trở thành ung thư máu.
b-Những ảnh hưởng từ môi trường :
Người ta đã biết, một số yếu tố khác có nguy cơ được đa số công nhận là tác nhân gây bệnh ung thư máu :
Do hậu qủa hóa chất hay phóng xạ trị liệu trong điều trị của một bệnh ung thư khác.
Do tình cờ tiếp xúc với bức xạ, với X-quang, với hóa chất như benzene, hydrocarbons hay phân bón, thuốc trừ sâu. Nhất là các bà mẹ đang mang thai tiếp xúc với những loại này ở nơi làm việc thì những đứa trẻ sinh ra có nhiều nguy cơ bị bệnh ung thư máu hay những người nhiễm nhiều từ tính (magnetic) dương do sống gần đường dây điện cao thế, hay bệnh tăng sinh tủy xương (myeloproliferative), bệnh tăng hồng cầu vô căn (polycythemia vera), u xơ tủy (myelofibro) tăng sinh nguyên bào sợi (proliferating fibroblasts), hay bệnh thiếu máu bất sản (aplastic)..
4-DẤU HIỆU CỦA BỆNH UNG THƯ MÁU
Những người có ung thư máu cấp tính thường không biết là mình bị bệnh ung thư máu, nhưng họ cảm thấy bị bệnh. Nếu não bộ bị ảnh hưởng, họ có thể có nhức đầu, ói mửa, rắc rối tiêu hóa, mất kiểm soát của cơ bắp, hoặc động kinh co giật.
Những triệu chứng của bệnh ung thư máu cấp tính hoặc mãn tính có thể bao gồm:
- Sốt, giảm lượng tế bào máu trắng, dẫn đến nhiễm trùng lặp đi lặp lại nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh viêm họng nặng, viêm phổi, huyết nhiễm khuẩn.
- Giảm tiểu cầu gây chảy máu ở nướu răng, màng nhầy và mô dưới da .
- Giảm số lượng tế bào hồng cầu, gây thiếu máu, kèm theo nước da xanh xao và hồi hộp
- Các tế bào máu trắng xâm nhập vào một số cơ quan như hạch bạch huyết (lympho nodes)
- Sưng hạch lympho thường không đau, đặc biệt nhất là ở cổ hoặc ở nách. Bệnh nhân bị sốt, đông y gọi là sốt âm, hoặc sốt đổ mồ hôi ban đêm. Bệnh nhân cảm thấy yếu mệt mỏi, mất sức. Bệnh nhân tự nhiên bị giảm cân không biết lý do gì, cảm thấy bụng sưng cứng ở bên trái là lá lách hay ở bên phải là gan. Thỉnh thoảng bệnh nhân hay bị chảy máu dễ dàng ở mũi, chân răng, nướu răng, có đốm tụ máu đỏ tím hay tím xanh dưới da không do va chạm và thường đau trong xương hoặc khớp, cơ thể thường xuyên bị nhiễm trùng.
Bệnh ung thư máu cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như làm co thắt trở ngại tiêu hóa, hại đến thận, phổi, tim, hoặc tinh hoàn.
Thường xuyên nhất, những triệu chứng này chưa chắc đã phải là do các bệnh ung thư. Một sự nhiễm trùng hay các vấn đề khác về sức khỏe cũng có thể gây ra những triệu chứng này. Chỉ có bác sĩ sau khi đã xét nghiệm kỹ càng.mới có thể xác nhận có phải là ung thư máu hay không..
Tuy nhiên theo kinh nghiệm của đông y khí công, tất cả các bệnh ung thư đều do vinh khí và vệ khí suy kém, các chức năng của tạng phủ không còn đủ máu để tuần hoàn làm nhiệm vụ khí hóa ngũ hành, hay nói rõ hơn cơ thể thiếu máu trầm trọng, và áp huyết qúa thấp dưới 90/60mmHg trong thời gian kéo dài khiến tế bào gốc não tủy bất sản. Vì thế khi chữa bệnh ung thư máu muốn có được kết qủa nhanh phải nhờ vào ghép tủy phù hợp để phục hồi lại chức năng sinh sản ra tế bào gốc mới cung cấp đủ hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu hoạt động trở lại bình thường.
5-XÉT NGHIỆM CÁC LOẠI UNG THƯ MÁU
Phân tích mẫu máu thấy các tế bào máu trắng bình thường, nhưng bạch cầu đa nhân trung tính (neutropenia) giảm, do một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nào đó và giảm lượng tiểu cầu (thrombocytopenia), là nguyên nhân bị chảy máu tự phát (spontaneous).
Các các tế bào bạch cầu cũng có thể xâm lấn vào cơ quan khác như hạch bạch huyết (lymph nodes), vào tỳ (lá lách) , gan, tinh hoàn, hoặc vào hệ thần kinh trung ương.
Theo tây y, bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều loại xét nghiệm sau đây:
a-Sinh thiết tủy xương hoặc rút tủy ở xương sống lưng.:
Bác sĩ sử dụng một cái kim rất dài, để lấy một mẩu xương nhỏ và tủy xương đi khám nghiệm.. Sinh thiết là cách để biết chắc rằng cơ thể đang có các tế bào ung thư tủy xương. Trước khi được lấy mẫu ở vùng nào, nơi ấy được chích thuốc tê để làm giảm cơn đau. Bác sĩ sẽ lấy một số tủy xương từ xương hông hoặc một xương lớn của bệnh nhân, rồi sử dụng kính hiển vi để kiểm tra xem các tế bào bạch cầu.
b-Thiết chẩn :
Bác sĩ khám tìm chỗ hạch lympho bị sưng to ấn không đau ở cổ và nách, và ấn đè tìm nơi sưng đau ở lá lách và gan..
c-Thử máu:
Các phòng thí nghiệm tiên tiến đủ phương tiện máy móc để kiểm tra đếm số lượng tế bào máu trắng, tế bào hồng cầu, tiểu cầu và huyết sắc tố.
d-Tìm tế bào di truyền học (cytogenetics):
Các phòng thí nghiệm xem xét các nhiễm sắc thể (chromosomes) từ mẫu của các tế bào máu, tủy xương, hoặc những hạch bạch huyết lympho. Nếu tìm thấy nhiễm sắc thể bất bình thường, có thể biết bệnh ung thư máu của bệnh nhân thuộc loại nào, thí dụ, những bệnh nhân thuộc loại bệnh bạch cầu tủy mãn tính (CML) có một nhiễm sắc thể bất thường gọi là Philadelphia
6-PHÂN LOẠI UNG THƯ MÁU :
Trong 1847, Rudolf Virchow, một bác sĩ histologist người Đức, là một trong những người đầu tiên mô tả bệnh bạch cầu, là một bệnh ung thư máu của tế bào tủy xương (các tế bào trong tủy xương sản xuất các tế bào máu. Các tế bào bạch cầu đột biến bất thường làm chuyển đổi các tế bào trong bộ gien tích lũy ở DNA của bệnh nhân
Ở thế kỷ 19, nói đến bệnh ung thư máu người ta cho rằng nó là bệnh nan y chết người. Các mẫu máu của bệnh nhân bị bệnh ung thư máu biến thành máu trắng, do sự phát triển tăng số lượng tế bào máu trắng mà từ đó có tên là bệnh bạch cầu (leucosis).
Bệnh bạch cấu được phân biệt là hạch bạch huyết phát triển từ hạch bạch huyết thành những bướu, trong chẩn đoán chia thành 2 loại : nguyên bào lympho bạch huyết cấp tính và tạo nguyên bào bạch huyết (lympho bymphoblastic) thâm nhiễm vào tủy xương, nhưng chữa cùng một cách.
Ngày nay khoa học phân biệt được nhiều loại bệnh bạch cầu và có những cách điều trị cụ thể từng loại.
Chức năng các tế bào gốc từ tủy xương sản xuất hàng ngày hàng tỷ tế bào hồng cầu, tế bào trắng và những tiểu cầu.
Khi bạch cầu sinh sản bất thường và gia tăng quá mức báo trước của các tế bào máu trắng đã bị tắc ở một nơi nào đó, cuối cùng nó xâm nhập vào đến tủy xương và máu làm cho tủy sống không còn sản xuất đủ tế bào hồng cầu nên gây ra bệnh thiếu máu.
1-Bệnh ung thư máu cấp tính do nguyên bào lympho (Acute lymphoblastic leukemia =ALL)
Là đặc trưng của các tế bào non (immature) từ tủy xương gia tăng nhanh chóng, cấu tạo tế bào không bình thường và không hoạt động. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em.từ 2 đến 5 tuổi, nhưng rất hiếm với người lớn.
2-Bệnh bạch cầu tủy bào cấp tính (Acute myeloblastic leukemia =AML)
Bệnh bạch cầu tủy cấp tính rất hiếm xảy ra với trẻ em, chỉ phổ biến đối với người lớn.
3–Bệnh ung thư bạch cầu mãn tính do nguyên bào lympho:
Bệnh bạch huyết bào mãn tính (Chronic lymphocytic leukemia =CLL): Bệnh bạch cầu lympho mãn tính chỉ thường xảy ra ở trẻ em từ 3.-4 tuổi hoặc trên 50 tuổi..
4-Bệnh bạch cầu tủy bào mãn tính (Chronic myeloblastic leukemia =CML) thường xảy ra ở người lớn và hiếm khi ở trẻ em. Sự tiến triển của bệnh này âm thầm theo thời gian. Các khối u được tạo ra trong các tế bào lớn hơn bình thường. Việc điều trị các loại bệnh này được bắt đầu chỉ sau một khoảng thời gian dài quan sát qua thử nghiệm máu..
Việc phân loại này dựa theo tốc độ phát triển khi xét nghiệm tế bào học (cytological) liên kết với dòng tế bào của bệnh bạch cầu nguyên bào lympho hoặc bệnh bạch cầu lympho ở nguyên tủy bào hay ở tủy sống.
Các tế bào máu trắng xâm nhập vào một số cơ quan như hạch bạch huyết lympho
Các hình thức phổ biến nhất ở người lớn là những loại bạch cầu tủy bào cấp tính (AML), bạch cầu lympho mãn tính (CLL) và bạch cầu tủy bào mãn tính (CLM)
Đầu năm 1970, một nhóm quốc tế bao gồm các nhà nghiên cứu Pháp, Mỹ và Anh đã thảo luận đề tài này và phân loại các bệnh bạch cầu cấp tính của hàng trăm hồ sơ của bệnh nhân ung thư máu thành tiêu chuẩn FAB mà ngày nay vẫn còn được sử dụng để phân loại ung thư máu cấp tính, sau đó được cơ quan y tế quốc tế phân loại theo tiêu chuẩn WHO .
Có 3 loại ung thư bạch cầu lympho cấp tính (ALL) là L1, L2, L3
9 loại ung thư tủy bào cấp tính (AML) là M1, M2, M3, M4, M4Eo, M5, M6, MO, M7.
Cách điều trị L1, L2 được điều trị giống nhau, loại L3 được gọi là bệnh bạch cầu Berkitt có cách điều trị khác
Loại bạch cầu Berkitt rất hiếm, có quá nhiều các tế bào máu trắng phát triển nhanh chóng được gọi là mẫu B lymphocytes trong máu và tủy xương. Nó có thể bắt đầu trong hạch lympho và sau đó lây lan vào máu và tủy xương, hoặc nó có thể bắt đầu trong máu và tủy xương mà không có sự tham gia của các hạch lympho. Cả hai Burkitt leukemia và Burkitt lymphoma ( u bạch huyết) đã được liên kết với nhiễm với vi-rút Epstein-Barr.
Đối với AML, loại M3 là bệnh bạch cầu tủy bào cấp tính (promyelocytic leukemia) sử dụng tất cả các vitamine A (axit-trans retinoic hay tretinoin) và muối arsenic được điều trị theo cách riêng, còn các loại khác được điều tri tương tự.
Xét nghiệm DNA và các mẫu bản sao (RNA) sẽ bổ sung các kiểu nhân (karyotype) để tìm ra được huyết sắc tố bất binh thường hoặc đột biến nhiễm sắc thể. Trong tương lai gần cũng sẽ được phân tích tất cả các RNA trong tế bào của bạch cầu để có thể tiên đoán trước được bệnh.
Thí dụ sự đột biến nhiễm sắc thể được xác định bởi các nghiên cứu kiểu nhân tế bào bạch cầu chuyển đoạn nhiễm sắc thể (chromosomal translocation) từ kiểu giữa 9 và 22 làm gia tăng loại bệnh bạch cầu tủy mãn tính (CML), theo FAB xếp vào loại loạn sản tủy (myelodysplasia) rất hiếm, chỉ xảy ra ở trẻ vị thành niên.
Loại tăng sản nhanh tế bào bạch huyết lympho mãn tính (CLL, lymphoid proliferations) thường gia tăng tế bào B, có loại tăng tế bào bạch huyết lympho T Galton, loại nấm…
Phân loại các bệnh bạch cầu tủy bào cấp tính khác nhau như :
AML 1: bệnh bạch cầu nguyên tủy bào (myeloblastic) không có khác biệt
AML 2: myeloblastic có khác biệt
AML 3: promyelocytairy
AM L4: myelomonocytic
AML 4Eo: myelomonocytic với giảm bạch cầu ưa eosin (eosinophilia)
AML 5: monoblastic (không có khác biệt với M5A, nhưng khác biệt với M5B)
AM L6: erythroblastic hoặc bệnh tăng sinh nguyên tủy bào hồng cầu (erythroleukemia)
AML 7: megakaryoblastic
Phân loại các bệnh bạch cầu lympho cấp tính khác nhau như :
Loại L3 hoặc Burkitt’s leukemia là luôn luôn tăng sản tế bào B. Các loại L1 và L2 có thể tăng sản sẵn B, với các mức độ khác biệt khác nhau, hoặc gia tăng của tế bàoT.
Loại ALL 3 khác với các loại bạch cầu khác, nó có tế bào bạch cầu lympho khổng lồ.(LGL)
Bệnh bạch cầu có tế bào lông (hairy cell leukemia) chỉ thấy được dưới kính hiển vi là một loại bệnh bạch cầu mãn tính rất hiếm xảy ra.
Đỗ Đức Ngọc
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
Những thức ăn uống phòng và chữa bệnh tiểu đường và...
- Thread starter manhnd
- Ngày gửi
Xin chỉ dẫn Cách sống và cách ăn uống để ngừa bệnh
- Thread starter manhnd
- Ngày gửi
Thuốc bổ để chữa bệnh và phòng bệnh cho người lớn tuổi
- Thread starter manhnd
- Ngày gửi
Bài 337: Tham khảo một cách chữa ho trong mùa cảm lạnh
- Thread starter manhnd
- Ngày gửi
Bài 117: Cách Chế Thuốc Thông Tim Mạch
- Thread starter manhnd
- Ngày gửi
Toa thuốc bổ gan thận cho người lớn tuổi phòng chữa...
- Thread starter manhnd
- Ngày gửi