[Bài viết] Thầy Vương Văn Liêu giới thiệu Khí Công Y Đạo

dungvv

Founder
Thành viên BQT
Tham gia
1/8/16
Bài viết
8
YHBS Point
3
Khí Công Y Đạo Đỗ Đức Ngọc – Ngành Y học Bổ sung


VuongVanLieu.jpg

I- Sơ lược lịch sử phát triển

Khoa học nói chung và y học nói riêng luôn phát triển không ngừng. Tuy nhiên không bao giờ có cái gì hoàn thiện tuyệt đối, vì thế con người luôn tìm mọi cách để hoàn thiện những khiếm khuyết của các thành quả do mình đã sáng tạo ra để đưa xã hội loài người tiến lên .

Đông y càng cổ càng giỏi vì ngày xưa chẳng có máy móc, thiết bị gì nhưng các vị danh y chẩn bệnh và chữa bệnh như thần. Tây y càng mới càng tinh, những thiết bị máy móc hiện đại của Tây y đã giúp cho khâu chẩn đoán bệnh được chính xác hơn và do đó việc chữa bệnh có hiệu quả hơn.

Hiện nay Đông Y và Tây y đã có những bước tiến dài, tuy vậy không phải là không có những nhược điểm trong chẩn bệnh và chữa bệnh. Một ngành Y học bổ sung ra đời để bổ sung cho thiếu sót của Đông y và Tây y – đó là môn Khí Công Y Đạo Việt Nam (KCYĐ).

KCYĐ được Thầy Đỗ Đức Ngọc sáng lập ra và đã dạy ở Sài Gòn từ năm 1980. Năm 1993 Thầy sang định cư tại Canada và đã giảng dạy KCYĐ từ đó đến nay.

Khí Công Y Đạo: Là một phương pháp tổng hợp của Đông y học cổ truyền bao gồm cách điều chỉnh bệnh bằng ăn uống thuộc tinh, cách điều chỉnh bệnh bằng tập luyện cơ thể để chuyển tinh lực ra khí lực thuộc khí, và cách điều chỉnh bệnh bằng phương pháp tập thở thiền là điều dưỡng tinh thần an vui hòa hợp thuộc thần. Vì tất cả nguyên nhân gây bệnh đều do xáo trộn chức năng thần kinh do ăn uống sai lầm làm tinh sai, kém tập luyện cơ thể làm khí thiếu, hoặc xáo trộn tâm lý bất thường như giận hờn, ghen ghét, lo âu, sợ hãi, buồn chán, làm việc căng thẳng quá độ khiến thần kinh suy nhược gọi là thần suy.

Tinh sai, khí thiếu, thần suy là do tự mình làm ra. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh do sai lầm ăn ngủ nghỉ không điều độ và không tập luyện thân thể làm rối loạn chức năng thần kinh thì mình phải biết cách tự điều chỉnh lại những sai lầm ấy. Vì thế tập luyện Khí Công Y Đạo để tự chữa bệnh chính là cách điều chỉnh lại tinh- khí- thần theo phương pháp tự nhiên của Y học cổ truyền phương Đông.

Định nghĩa từng chữ Khí Công Y Đạo thì Khí là hơi thở, là sự khí hoá, sinh hóa và chuyển hóa tinh thành khí, chuyển khí hóa thần. Chữ Công là công phu luyện tập hơi thở, công phu học hỏi để hiểu lý thuyết, biết thực hành cách chuyển tinh hoá khí, chuyển khí hóa thần. Chữ Y là tìm hiểu y lý nguyên nhân gây bệnh và cách điều chỉnh cho khỏi bệnh. Chữ Đạo là con đường hướng dẫn y lý Đông phương và là con đường tu tâm dưỡng tánh nhu hòa để bảo tồn nội lực của tinh khí thần, nội lực của tinh là tinh lực, nội lực của khí là khí lực và nội lực của thần là thần lực.

Cho đến ngày nay khí công trên thế giới đã phát triển lên đến hàng ngàn loại khác nhau, nhưng tạm chia thành bốn loại như sau:

1. Khí công Yoga hoặc thiền.

2. Khí công võ thuật

3. Khí công dưỡng sinh phòng bệnh

4. Khí công chữa bệnh

Riêng khí công chữa bệnh có hai loại:

a) Khí công nội lực truyền khí từ thầy thuốc sang bệnh nhân giúp bệnh nhân khỏe mạnh hết bệnh tật.

b) Khí công bệnh nhân được thầy Khí công hướng dẫn phải tự tập lấy các bài tập riêng cho phù hợp với bệnh của mình để giúp cơ thể tự tạo ra thuốc từ hệ nội dược.

Khí công loại b) chính là KCYĐ.

Khí công chữa bệnh bắt đầu được nghiên cứu ở nhiều quốc gia do các bác sĩ vừa am hiểu phương pháp Tây y, vừa nghiên cứu học hỏi Đông y châm cứu, vừa luyện tập khí công qua cách thở và kiểm chứng theo tiêu chuẩn Tây y về những thay đổi của cơ thể bằng những thông số cân đong đo đếm được như thành phần máu qua những kiểm nghiệm bằng máy móc.

Ở Pháp có giáo sư bác sĩ châm cứu Nguyễn văn Nghi đã viết, dịch và giảng dạy châm cứu theo kinh điển Hoàng đế nội kinh và viết về khí công theo cách nhìn của một nhà khoa học thực nghiệm; Bác sĩ Nguyễn tối Thiện thuộc nhóm Nghiên cứu và thực hành thiền quán ở Pháp cũng đã nghiên cứu những lợi ích cho sức khỏe khi tập thở thiền. Ở Việt Nam có giáo sư bác sĩ Ngô gia Hy người đã tập luyện khí công để tự chữa bệnh cao áp huyết cho mình khỏi bệnh và sau đó vừa tập vừa thực nghiệm những kết qủa khi tập khí công qua những cách thở khác nhau. Từ đó giáo sư đã viết các công trình nghiên cứu để chỉ ra lợi ích của tập khí công đối với hệ hô hấp, hệ tuần hoàn , hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ nội tiết, các tuyến hạch và đối với giấc ngủ .

II- Những nội dung cơ bản của KCYĐ

Trên cơ sở mấy chục năm nghiên cứu khí công chữa bệnh, Thầy Đỗ Đức Ngọc đã đúc rút được 3 vấn đề cốt lõi và đã trực tiếp chữa cho hàng vạn người trên thế giới cả người ngoại quốc và người Việt từ các bệnh thông thường đến các bệnh nan y. Những nội dung cốt lõi của KCYĐ Việt Nam đó là: Điều chỉnh Tinh, điều chỉnh khí, điều chỉnh thần để luôn luôn duy trì sự cân bằng trong cơ thể con người.

Để thực hiện được những điều đó, KCYĐ sử dụng:

1. Điều chỉnh tinh
Điều chỉnh bằng ăn uống hoặc dùng thuốc để tăng cường thêm tinh lực cho cơ thể và luôn luôn chú ý đến vấn đề ăn uống đúng để cân bằng âm dương.

Ví dụ người huyết áp thấp thì không được ăn uống những thức ăn, đồ uống làm giảm áp huyết, ngược lại người huyết áp cao thì không được ăn thức ăn, đồ uống làm tăng huyết áp.

2. Điều chỉnh Khí
Để điều chỉnh khí sử dụng phương pháp động công.

Mục đích của động công là tập luyện cơ thể bền bỉ dẻo dai, khai thông được khí huyết ở chỗ bị bế tắc, khai mở các huyệt của Kỳ kinh Bát mạch và các luân xa theo một nhịp độ sinh học đồng bộ giữa động tác và hơi thở thuận với nhịp sinh học trao đổi chất của âm dương, khí huyết để tự nó có thể khai mở được vòng Tiểu Chu Thiên và Đại Chu Thiên trong cơ thể, nhằm tăng cường khả năng tự chữa bệnh và phòng chống bệnh cho chính bản thân và có khí lực và thần lực để chữa bệnh cho người khác mà không sợ mệt và mất khí như những thầy chữa bệnh khác.

Những bài tập động công cũng có thể áp dụng hướng dẫn cho người bệnh tập luyện nhằm tăng cường dương khí, những động tác tay chân đều theo quy luật trong âm có dương, trong dương có âm và các động tác phải phù hợp với hơi thở tùy theo mỗi trường hợp bệnh cần chữa trị.

Các thế khí công căn bản để trị bệnh thuộc phần động công, chú trọng vào sự điều chỉnh khí hóa của hệ thống Tam Tiêu, điều chỉnh thần kinh ( thần ), thông khí huyết cho Lục Phủ, Ngũ Tạng, chuyển khí chạy theo vòng Nhâm-Đốc và tăng cường khí hoạt động cho Tam tiêu là Tông khí , Ngũ hành khí, Nguyên khí.

3. Điều chỉnh thần
Để điều chỉnh thần thực hiện tập tĩnh công.

Theo quy luật âm dương hòa hợp, tập động công là tập tăng cường dương khí và tập tĩnh công là phần âm chuyển hóa khí, làm mạnh chức năng thần kinh, nhưng trong cách luyện và theo dõi hơi thở cũng thể hiện quy luật trong âm có dương, mục đích điều khiển hơi thở nhằm khai thông các đại huyệt trên mạch Nhâm-Đốc, giúp cho tinh-khí-thần hòa hợp, cùng vận hành liên tục theo vòng Tiểu chu thiên để tạo ra một hệ thống phòng chống bệnh tự động trong cơ thể. Tĩnh công phải hội đủ ba điều kiện là điều thân, điều ý, điều tức.

a) Điều thân:

Có nhiều cách tập thở ở tư thế đứng, nằm, ngồi; cách ngồi để nạp khí và cách nằm để dưỡng thần.

b) Điều ý:

Với khẩu quyết của khí công ý ở đâu khí ở đó, khí đến đâu huyết đến đó cho nên tùy theo mục đích chữa bệnh hợp với nhu cầu cơ thể cần, như muốn tăng cường sự khí hóa, cần tăng huyết, cần an thần… ý sẽ được tập trung vào các vị trí khác nhau ở Đan điền khí, Đan điền thần, Đan điền tinh hoặc ở huyệt Mệnh môn..

c) Điều tức:

Là tập điều hòa hơi thở được tự nhiên: nhẹ, chậm, sâu, lâu, đều, tự nhiên cho thành một thói quen, nhằm khai thông các huyệt đạo trên mạch Nhâm-Đốc giúp cho tinh-khí-thần hòa hợp, cùng vận hành liên tục theo vòng Tiểu chu thiên để tạo ra một hệ thống phòng chống bệnh tự động trong cơ thể.

Điều hòa hơi thở đúng sẽ làm thay đổi chức năng co bóp của tim và nhịp tim được cải thiện ngay sau khi tập, đã được kiểm chứng đo điện tâm đồ.

Tập thở đúng tạo thành nhịp thở sinh học đều đặn theo chu kỳ khoảng 6 đến 12 hơi thở ra thở vào trong một phút, sẽ giúp cho hệ thống miễn nhiễm được mạnh gấp nhiều lần hơn những người khác. Bình thường một người khỏe mạnh không bệnh tật, thở trung bình một phút được 18 hơi, nếu đến tuổi già vẫn giữ được 18 hơi thì tuổi thọ có thể sống lâu 100 tuổi. Nếu hơi thở trên 18 hơi là cơ thể đã có bệnh (thí dụ như bị thở gấp, ngắn hơi, hụt hơi trong bệnh tim mạch, suyễn, đau đớn..) thì tuổi thọ sẽ giảm.

Đã có nhiều người tập đều đặn một thời gian, sức khỏe được cải thiện, những bệnh tật kinh niên tự biến mất dần, ít phải dùng thuốc hơn, nhất là các bệnh đau nhức chân tay, lưng gối, cảm cúm, nhức đầu, chóng mặt, dị ứng, ho hen, suyễn, áp huyết, tiểu đường. Các thế tập trong bài không có gì đặc biệt, cầu kỳ và khó nhớ, khó tập như các môn khí công khác, nhưng kết qủa thật kỳ diệu, như một phép lạ.

4. Cách khám bệnh bằng KCYĐ
Đông y có Bát cương (8 Cương lĩnh) để qui loại bệnh: Âm- Dương, Biểu –Lý, Hàn- Nhiệt, Hư- Thực, Bát Pháp (8 Phương pháp) để trị bệnh: Hãn, Hòa, Hạ, Tiêu, Thổ, Thanh, Ôn, Bổ. Khi chẩn bệnh Đông Y dùng Tứ chẩn: Vọng, Văn, Vấn, Thiết.

Khí Công Y Đạo cũng sử dụng Bát cương, Bát pháp và Tứ chẩn nhưng theo cách riêng: Đó là sử dụng những thành tựu của Tây y để vận dụng vào khám bệnh thay cho bắt mạch của Đ.Y và cho kết quả chính xác cao hơn và thậm chí rất ngạc nhiên mà cả Đông Y và Tây y cũng chưa ngờ tới.

KCYĐ dùng 4 thiết bị sau:

1.Máy đo huyết áp

2.Máy đo đường huyết

3. Máy đo nhiệt độ cơ thể

4. Máy đo oximeter

Cách chữa đúng gốc bệnh cần phải bổ sung khí, huyết cho cơ thể đầy đủ, kết qủa điều trị phải được kiểm chứng bằng máy đo huyết áp lọt vào tiêu chuẩn lứa tuổi dưới đây thì bệnh mới mau khỏi.

Bảng tiêu chuẩn áp huyết của người khỏe mạnh theo KCYD:

1. Áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

95-100/60-65mmHg, mạch nhanh có thể >100 nhịp/ phút.

2.Áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65

3. Áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70

4. Áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75

5.Áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80

Khác với Tây y, KCYĐ luôn đo huyết áp cả 2 tay để từ đó tìm ra bệnh thuộc Âm- Dương, Biểu – Lý, Hàn- Nhiệt, Hư – Thực.

KCYĐ đã chứng minh được bằng thực nghiệm HA trong cơ thể con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có khí của Lục phủ, Ngũ tạng.

Đo huyết áp 2 tay trước và sau khi ăn 30 phút còn tìm ra được sự chuyển hóa đúng, sai của chức năng bao tử và gan. Ngoài ra KCYĐ còn đo HA ở hai chân để kiểm tra khí lực của chân cũng như sự đóng mở của các van tĩnh mạch chân, sự tuần hoàn máu ở chân. Người ta cứ tưởng khi đo huyết áp ở hai tay cũng giống nhau, hay đo ở chân cũng giống như ở tay đó là một sai lầm lớn, nên không phát hiện ra được những bệnh nan y. Theo Tây y, nếu 1 người có số đo HA >= 100/60 và <= 140/ 90 cho là bình thường. Đó cũng là quan niệm sai lầm. Huyết áp biểu hiện khí lực của một người và nó phải tăng theo tuổi (nhưng nằm trong giới hạn). Nhiều người bị chết âm thầm do huyết áp thấp mà không biết cũng như nhiều bệnh nan y cả Đông Y và Tây y tìm mãi không ra vì không nghiên cứu số đo huyết áp, nhịp tim 2 tay, 2 chân để so sánh với tiêu chuẩn của KCYĐ.

– Dùng súng bắn nhiệt độ có thể biết được các vùng của cơ thể cũng như các đường kinh lạc bị hàn, nhiệt, nhiều khi còn tìm ra được các bệnh nan y mà Đông Y cũng như Tây y không tìm ra.

– Dùng máy thử tiểu đường để biết lượng đường huyết trong cơ thể cũng như trên các đường kinh có nằm trong tiêu chuẩn hay không để từ đó điều chỉnh bằng ăn uống hoặc dùng thuốc cho phù hợp. Khi cơ thể bị bệnh, đường trong huyết sẽ phân bố không đều, khi thử đường ở tay thì có thể nằm trong tiêu chuẩn, nhưng ở chỗ khác thì lượng đường có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với tiêu chuẩn, từ đó các thầy khí công có thể biết được nguyên nhân gây bệnh. Lượng đường tiêu chẩn trong máu khi đói phải từ 6 đến 8 mmol/l sau khi ăn đo được 10- 12 mmol/l mới là người khỏe mạnh.

– Dùng máy oximeter để đo lượng oxy trong cơ thể cũng như trên các đường kinh lạc để biết kinh nào thiếu khí để điều chỉnh bằng tập các bài khí công cho phù hợp.

Khi khám bệnh bằng oximeter ở các ngón chân, ngón tay, sẽ phát hiện dấu hiệu bệnh ở ngọn, thuộc cục bộ ở đầu ngón chân, tay, phát hiện bệnh ở đường kinh, phát hiện bệnh trong nội tạng.

Vì Tây y đã không nghiên cứu kỹ về kinh mạch như Đông y, nên đã có sai lầm cứ tưởng khi đo oxy, ở ngón tay hay ngón chân hay bất kỳ nơi nào trong cơ thể cũng đều giống nhau, nên việc đo ở những ngón tay khác hay ở ngón chân không cần thiết, nhưng thật ra nó rất quan trọng để khám định bệnh.

5. Chữa bệnh bằng Tâm linh, Đạo học
Bệnh tật của con người do quá trình sống phát sinh, nhưng còn có một nguyên nhân nữa đó là nghiệp bệnh. Theo tâm linh, nó do tiền kiếp sinh ra. Vì vậy phải học đạo, tu theo đạo để cải nghiệp. Theo nhà Phật có thuyết Nhân Quả. Đã có nhiều người mắc bệnh nan y, vừa kết hợp Đông- Tây y và niệm Phật mà lành bệnh. Ở đây yếu tố niềm tin là rất quan trọng.

Trong Khí Công Y Đạo có phần Cầu ơn trên xin giải nghiệp bệnh, hoặc Niệm phật chữa bệnh.

Hà Nội, tháng 8 năm 2013
Vương Văn Liêu
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top