I-CHỨC NĂNG LỌC CỦA THẬN :
Thận được cấu tạo lọc máu để loại bỏ máu xấu chỉ giữ lại protein và tế bào máu cho cơ thể, vì trong máu xấu có chứa các chất thải trong máu như chất vôi trong bệnh sạn thận, acid uric, uré, amoniac, chất đạm albumin, creatinin, đường, muối dư thừa qua việc bài tiết nước tiểu, và thu hồi lại những chất cần thiết, còn creatin bị thoái biến trong các cơ thành creatinin, chất này được đưa trở lại tuần hoàn, rồi được thải trừ qua thận. Ở thận, creatinin được lọc qua các cầu thận và không được ống thận tái hấp thu.
Thận còn có chức năng điều hòa lượng nước và muối khoáng vừa đủ để giữ ổn định áp huyết cho tim mạch, và ổn định đường huyết .
Cơ thể có 2 quả thận và vỏ thượng thận :
1-Vỏ thượng thận như hình cái mũ chụp trên quả thận, chia làm 3 lớp có 3 chức năng khác nhau :
-Lớp ngoài hay lớp cầu gọi là vỏ thượng thận chứa các hormon điều hòa muối khoáng hay còn gọi là các chất điện giải để giữ lại Na và thải Kali trong máu giúp điều hòa áp huyết.
-Lớp giữa hay lớp sợi tiết hormon điều hòa đường huyết, trong đó có Cortisol là hormon có tác dụng chuyển hóa glucose từ protein và lipid. Khi cơ thể cần, dưới tác dụng của Cortisol, glucose có thể được tổng hợp từ acid amin và acid béo do sự phân giải của protein và lipid.
-Lớp trong hay lớp lưới tiết hormon điều hòa sinh dục nam tính anđrogen, ngoài ra còn có một lượng không đáng kể estrogen.
Androgen có tác dụng lên sự phát triển các đặc tính nam. Đến tuổi dậy thì, androgen cùng với hormon tinh hoàn testosteron kích thích cơ quan sinh dục phát triển. Tuyến trên thận ở nữ cũng tiết loại hormon này, nếu tiết nhiều trong thời kỳ còn là thai nhi, có thể phát triển tính nam (thể hiện ở cơ quan sinh sản về bề ngoài hơi giống nam giới).
Miền tủy: là một bộ phận thuộc hệ thần kinh giao cảm, được coi như hạch giao cảm, bao gồm các noron sau hạch đã bị biến đổi, chỉ có thân mà không có sợi nhánh và sợi trục được chi phối bởi các sợi trước hạch của hệ giao cảm. Khi bị kích thích, các tế bào tuyến tiết ra adrenalin và noradrenalin có tác dụng giống với thần kinh giao cảm, nhưng hiệu quả có tác dụng kéo dài hơn khoảng mười lần vì chúng bị phân hủy chậm hơn chất truyền tin thần kinh (chất môi giới thần kinh). Tác dụng của hormon tủy tuyến trên thận là làm tăng nhịp tim, tăng lực co tim, tăng nhịp thở, dãn phế quản, tăng huyết áp, tăng đường huyết.
2-Quả thận :
Thận có hình hạt đậu màu nâu nhạt, mặt trước nhẵn bóng còn mặt sau sần sùi, có một bờ lồi, một bờ lõm. Mỗi quả thận có kích thước chiều dài khoảng 10 – 12.5 cm, rộng 5–6 cm, dày 3–4 cm và nặng khoảng 170g.
Cấu tạo của thận gồm có:
Ở chính giữa bờ cong lõm là phần rốn thận, ở đây có ống nước tiểu do thận thải chất cặn ra sau khi lọc, dây thần kinh và 2 mạch máu chính, một mạch đưa máu đen vào thận để các tiểu cầu thận nephron lọc máu xấu, một mạch đưa máu tốt đã lọc xong thoát ra ngoài về gan để gan cung cấp máu mới cho tim tuần hoàn, vùng ngoài cùng là phần vỏ có màu đỏ sẫm do có nhiều mao mạch, dày khoảng 7-10mm; phần kế tiếp là phần tủy và bể thận có chứa các mô mỡ, dây thần kinh và mạch.
Mỗi quả thận của người được cấu tạo hơn 1 triệu đơn vị thận gọi là nephron hay tiểu cầu thận, vừa là đơn vị cấu tạo thận vừa là đơn vị chức năng của thận. Mỗi đơn vị chức năng thận gồm có tiểu cầu thận và ống thận.
Cầu thận gồm quản cầu Malpighi và nang Bowman. Bowman là một túi bọc quản cầu, thành nang có nhiều lỗ nhỏ. Quản cầu Malpighi có dạng khối hình cầu được tạo thành từ khoảng 50 mao mạch xếp song song. Ngăn cách giữa nang và mao mạch là một màng lọc mỏng, có chức năng lọc các chất từ mao mạch sang nang.
Ống thận gồm ống lượn xa, ống lượn gần và quai Henle. Dịch lọc từ nang đổ vào ống lượn gần, sau đó đi đến quai Henle. Ở đầu lên của quai Henle tiếp với ống lượn xa, từ ống lượn xa dịch lọc đổ vào ống góp. Ống góp không thuộc đơn vị thận, nó có chức năng nhận dịch lọc từ một số nephron để đổ vào bể thận.
3-Chức năng thận :
Thận giúp hòa các chất hòa tan trong máu, độ pH của dịch ngoại bào và quá trình tổng hợp của các tế bào máu: thận giúp điều hòa nồng độ các ion có trong máu. Ngoài ra, thông qua việc tổng hợp vitamin D để hỗ trợ kiểm soát lượng calci trong máu.
Thận điều tiết sự cân bằng acid-base để ngăn ngừa tình trạng dư acid trong máu.
Thận cũng có một chức năng quan trọng trong việc điều hòa huyết áp bằng cách sản xuất ra các hormon. Các hormon từ thận như Erythropoietin có tác dụng kiểm soát quá trình sản xuất tế bào máu trong tủy xương. Thận cũng góp phần ảnh hưởng đến lượng calci trong máu và quá trình sản xuất vitamin D. Đây là vitamin cần thiết trong quá trình khoáng hóa, giúp ổn định xương.
a-Chức năng của một Nephron
Một nephron chịu trách nhiệm loại bỏ các chất thải, các ion đi lạc và nước thừa ra khỏi máu. Máu đi qua cầu thận, được bao quanh bởi nang cầu thận. Khi tim bơm máu, áp lực được tạo ra sẽ đẩy các phân tử nhỏ qua mao mạch và vào nang cầu thận. Đây là, chức năng vật lý của nephron. Máu xấu phải đi qua một loạt các ống lượn. Các tế bào trong mỗi phần của ống có các phân tử khác nhau mà chúng muốn hấp thụ. Các phân tử được bài tiết vẫn còn trong ống, trong khi nước, glucose và các phân tử có lợi khác hoạt động trở lại vào máu. Khi máu xấu đi xuống các ống, các tế bào ngày càng được gạn lọc gây ra một lượng nước tối đa được chiết xuất từ bộ lọc tiểu cầu trước khi nó thoát ra khỏi nephron. Máu bao quanh nephron trở lại cơ thể thông qua tĩnh mạch nội bào, không chứa độc tố và các chất dư thừa. Phần cặn bã là nước tiểu di chuyển qua ống thu thập đến bàng quang, nơi nó sẽ được lưu trữ.
b-Điều kiện của chức năng lọc thận tốt
Nếu thận khỏe, lượng máu đen theo ống thận qua hệ thống lọc nephron để lọc chất thải và độc tố, lấy máu sạch mới và giữ lại các chất cần thiết, còn lại các chất dư thừa trở thành nước tiểu, mỗi giờ nước và máu qua thận lọc khoảng 6 lít, chắt ra được 1ml nước tiểu, như vậy trong 24 giờ, thận lọc 144 lít máu chắt lọc ra nước tiểu được 24ml/ 1kg trọng lượng cơ thể. Nếu một người nặng 100kg, thì thận lọc ra được 2,4 lít nước tiểu, nặng 50-60 kg thận lọc ra được khoảng 1,2-1,5 lít nước tiểu . Để chức năng lọc thận tốt, chúng ta chỉ cần uống nước bù lại chỗ số nước tiểu đã mất mỗi ngày. Nếu uống nhiều nước thận lọc qúa tải chức năng thận sẽ bị suy yếu hết khả năng lọc, chúng ta cũng sẽ phải bị lọc thận nhân tạo.
II-TRƯỜNG HỢP NÀO PHẢI LỌC THẬN NHÂN TẠO
Ngược lại, khi uống nước hay từ thức ăn có canh khoảng 2 ḷít/ngày, mà nước tiểu không ra đủ 2 lít, mà mỗi ngày càng ra ít hơn, chứng tỏ chức năng thận bị suy yếu..
Những chất cặn sẽ tích tụ ở ngay trong thận gây tắc nghẽn và làm thận càng suy yếu hơn. Từ đó, ảnh hưởng rất nhiều đến cơ quan khác trong cơ thể như bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt,… và ảnh hưởng đến ngoại hình như da đổi màu, rụng tóc, hơi thở có mùi céton….
Thận suy chia ra 4 cấp độ từ nhẹ đến nặng, theo tây y khi thận suy là không có chữa cho thận phục hồi chức năng lọc thận được, nên con người cần phải chạy thận có nghĩa là phải lọc thận bằng máy lọc nhân tạo.
Suy thận độ 1
Là cấp độ nhẹ nhất trong 4 giai đoạn của bệnh, có dấu hiệu :
Chán ăn, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu, đau nhức hai bên lưng
Chỉ số creatinin và ure trong máu tăng vượt mức bình thường, nước tiểu có màu hồng hoặc cam. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tỷ lệ khỏi bệnh lên tới 90%.
Suy thận độ 2
Mức độ lọc cầu thận còn từ 60 – 89ml/phút, chỉ lọc khoảng 60-80%, có dấu hiệu :
Kali tăng cao gây ảnh hưởng tới hoạt động của tim mạch, tim có thể ngừng đập và dẫn tới tử vong bất cứ lúc nào.
Suy thận độ 3
Là giai đoạn thận bị tổn thương nghiêm trọng, mức độ lọc cầu thận giảm còn 10 - 15ml/giờ, khoảng 10-15% chức năng thận suy giảm tới 80% và không thể duy trì hoạt động trao đổi chất như bình thường, có dấu hiệu:
Đau nhức cơ vùng mạn sườn, thắt lưng, người bệnh mệt mỏi, khó thở, mất ngủ, da xanh xao. Cơ thể bị tích nước khiến chân tay sưng phù. Lượng nước tiểu thay đổi thất thường: Đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có bọt và đổi màu sang vàng đậm, nâu và đỏ do lẫn máu.
Huyết áp tăng cao, loãng xương, thiếu máu,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Suy thận độ 4
Suy thận độ 4 , thận bị tổn thương tới 90%, mức độ lọc cầu thần cũng giảm rất nhanh chỉ còn từ 15 tới 29ml/phút do đó nguy cơ tử vong rất cao, có dấu hiệu :
Đau tức bụng phía dưới bên phải hoặc bên trái, cao huyết áp, tiểu đường, suy tim, phù phổi, phù não. Để việc điều trị suy thận độ 4 đạt hiệu quả cũng như duy trì sự sống buộc bệnh nhân phải thực hiện biện pháp chạy thận, lọc máu và ghép thận.
Còn bệnh thận mạn tính được chia thành 5 giai đoạn. Bệnh có thể tiến triển trong nhiều năm từ chức năng thận dưới bình thường giai đoạn 1, đến suy thận mạn tính, giai đoạn 5. Dạng mạn tính của bệnh là tổn thương thận vĩnh viễn gây ra bởi các nguyên nhân như tiểu đường, cao huyết áp, các loại nhiễm trùng mô thận khác nhau như viêm cầu thận và lạm dụng một số loại thuốc có thể gây suy giảm chức năng thận trong thời gian dài.
III-4 MỨC ĐỘ SUY THẬN THEO KẾT QỦA XÉT NGHIỆM VỦA TÂY Y.
1-Có thể phân loại từng giai đoạn suy thận theo chỉ số creatinin
Suy thận cấp độ 1: Chỉ số creatinin từ 110 đến dưới 130 µmol/l ở nam giới và ở phụ nữ từ 100 đến 130 µmol/l là bắt đầu giai đoạn suy thận.
Suy thận độ 2: Chỉ số creatinin từ 130 đến 299 µmol/l.
Suy thận độ 3A: Creatinin từ 300 đến 499 µmol/l.
Suy thận độ 3B: Từ 500 đến 900 µmol/l.
Suy thận độ 4: Trên 900 µmol/l.
Một số chỉ số xét nghiệm bệnh thận khác
Trong thực tế, để nắm bắt mức độ suy giảm chức năng thận, người ta tiến hành đo lượng creatinin trong máu. Creatinin là một loại chất thải và nồng độ creatinin trong máu tăng lên khi chức năng thận giảm. Giá trị “eGFR (độ lọc cầu thận ước tính)” thu được bằng cách điều chỉnh chỉ số creatinin trong máu theo tuổi và giới tính là một giá trị về chức năng thận. Để nắm bắt chính xác hơn chức năng thận, tiến hành kiểm tra lượng nước tiểu có thể được lưu trữ trong một ngày.
2-Mức lọc cầu thận (GFR): GFR sẽ cho biết chức năng thận có tốt không và đang hoạt động bao nhiêu phần trăm.
Từ trước và sau khi có kết quả dương tính trong xét nghiệm vi đạm niệu đến khi chạy thận, bệnh thận có thể được chia thành năm giai đoạn sau đây. Tuy nhiên, bệnh không hẳn sẽ tiến triển theo thứ tự này, cũng có trường hợp mức độ đạm niệu (protein) là ít nhưng chức năng thận (eGFR) suy giảm nhanh và ngược lại.
3-Blood Urea Nitrogen (BUN) còn gọi là chỉ số ure máu: Chỉ số ure máu và nước tiểu để đánh giá chức năng lọc của cầu thận và sự tái hấp thu ở ống thận. Khi thận bị suy, chỉ số này sẽ tăng lên. Nồng độ urê máu bình thường ở mức: 3,6 – 6,6 mmol/l còn nồng độ urê nước tiểu là: 250 – 500 mmol/24h.
4-Protein: Khi thận bị tổn thương, chức năng lọc của thận sẽ suy giảm dẫn tới sự rò rỉ protein trong nước tiểu. Xét nghiệm đơn giản này có thể phát hiện lượng protein có chứa trong nước tiểu.
5-Microalbumin niệu: Đây là thử nghiệm nhạy cảm giúp phát hiện một lượng nhỏ protein trong nước tiểu.
6-Albumin huyết thanh: Ở người khỏe mạnh, albumin huyết thanh nằm trong khoảng 35 – 50 g/l, chiếm 50 – 60% protein toàn phần huyết thanh. Albumin giảm mạnh là biểu hiện của viêm cầu thận cấp và ở những người bị thận hư, lượng albumin giảm chỉ còn khoảng 10 – 20 g/l.
7-Hemoglobin: Xét nghiệm chỉ số hồng cầu Hemoglobin sẽ giúp bạn nhận thấy cơ thể thiếu máu hay không bởi đây là một phần của các tế bào máu đỏ mang oxy từ phổi đến các tế bào.
Ngoài ra, các triệu chứng của thận yếu được thể hiện rõ qua thói quen sinh hoạt hằng ngày mà người bệnh có thể theo dõi như:
Mệt mỏi, phù mắt cá chân, bàn chân hoặc bàn tay, khó thở, ốm yếu, tiểu ra máu, sụt cân và ăn không ngon,thở dốc, đi tiểu nhiều – đặc biệt là về đêm, tình trạng cương dương bị rối loạn, sinh lý yếu.
8-Kiểm tra protein (albumin) trong nước tiểu
Để phát hiện bệnh thận sớm, xét nghiệm vi đạm niệu sẽ có hiệu quả. Xét nghiệm này là xét nghiệm nhằm kiểm tra xem có lượng rất nhỏ của albumin trong nước tiểu không bằng phương pháp kiểm tra độ nhạy cao. Do protein là một chất cần thiết cho cơ thể, nếu không bị bệnh thận, kết quả xét nghiệm là không có protein trong nước tiểu. Tùy theo những tổn thương của các tiểu cầu có trở nên tồi tệ không mà bệnh sẽ tiến triển từ vi đạm niệu đến đạm niệu (protein niệu).
Bệnh thận được cho là sẽ khởi phát trong khoảng 10 năm sau khi bị bệnh tiểu đường nếu tình trạng kiểm soát đường huyết không tốt, tuy nhiên ở bệnh tiểu đường loại 2 sẽ không biết chính xác bệnh thận sẽ khởi phát khi nào, vì vậy những người mắc bệnh tiểu đường và cả những người duy trì kiểm soát đường huyết tốt cũng nên ít nhất mỗi năm một lần làm xét nghiệm vi đạm niệu.
IV-NGUYÊN NHÂN GÂY RA SUY THẬN.
1-Một vòng luẩn quẩn của bệnh suy thận mãn tính và bệnh tim và mạch máu
Các bệnh thận mãn tính như bệnh thận do tiểu đường có xu hướng gây ra bệnh tim và mạch máu. Ngoài ra, nếu bị bệnh tim và mạch máu, chức năng thận có xu hướng suy giảm. Mối quan hệ này được gọi là ” mối liên hệ giữa thận và tim”. Cả hai bệnh này đều do những nguyên nhân phổ biến như tăng huyết áp, viêm mãn tính, cường giao cảm, bất thường trong cơ chế điều chỉnh lượng máu. Vì vậy, trong bệnh thận do tiểu đường, việc điều trị không chỉ là chức năng thận mà còn chú ý cả tim và mạch máu.
2-Có nhiều nguyên nhân khiến bị suy thận :
Khi chức năng thận bị suy, suy thận, người bệnh sẽ bị ứ đọng các chất thải (urê, creatinine, ammoniac…), rối loạn điện giải, toan-kiềm, tăng huyết áp và thiếu máu, giảm hồng huyết cầu.
Tình trạng suy thận xẩy ra do ống lọc tiểu cầu thận là hệ thống nephron bị nghẹt không thông, do các nguyên nhân sau đây :
Do uống qúa nhiều nước, thận lọc qúa tải làm giảm tuổi thọ của thận.
Ngoài ra những người phải bị lọc thận sớm do bệnh tiểu đường hóa dạng tinh bột, do tích đọng nhiều muối, uré, creatinin, albumin và sạn thận.
Hầu hết các loại bệnh thận sẽ làm tổn thương các nephron. Sự tổn thương này có thể khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu không chữa trị, thận cuối cùng có thể ngừng hoạt động hoàn toàn. Mất chức năng thận rất nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.
Những biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
- Giữ nước, có thể dẫn đến phù ở tay và chân, tăng huyết áp, phù phổi cấp.
- Tăng kali máu, có thể đe dọa tính mạng.
- Bệnh tim mạch.
- Xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương.
- Thiếu máu.
- Giảm ham muốn tình dục hoặc bất lực.
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương, có thể gây ra khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật.
- Giảm phản ứng miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
3-Trường hợp đặc biệt suy thận do đường thoái hóa dạng tinh bột :
a-Sự hiểu lẩ̀m do đường huyết cao :
Riêng trường hợp phải bị lọc thận vì các ống lọc thận bị nghẹt do bệnh tiểu đường thoái hóa dạng tinh bột do di chứng của bệnh tiểu đường, mà ít ai biết nguyên nhân chính là do thuốc hạ đường và do kiêng đường, chứ không phải cơ thể dư đường. Nếu biết được nguyên nhân thực sự này thì chúng ta sẽ không bị suy thận phải lọc thận.
Chúng ta cần phải hiểu rõ nguyên nhân biến chứng của bệnh tiểu đường tại sao lại hóa dạng tinh bột.
Đa số chúng ta đều hiểu lầm khi đo đường-huyết lúc nào cũng cao, trong khi chúng ta kiêng không ăn đường và đang uống thuốc hạ đường, mới bị nghẹt ống lọc thận gây ra suy thận, khác với nguyên nhân đo đường-huyết cao do uống thêm đường vào cơ thể, vẫn nằm trong tiêu chuẩn no và tiêu chuẩn đói, thì không bị suy thận.
Chúng ta có kiến thức được người đời gọi là trí thức, nhưng về bệnh tiểu đường, chúng ta mù tịt, còn mê muội chỉ tin vào các bác sĩ, không chịu động não phân tích, đặt câu hỏi : Tại sao chúng ta không ăn ngọt, lại kiêng đường, và đã uống thuốc hạ đường, thì đường huyết phải thấp, mà tại sao đo đường huyết vẫn cao, nên phải bị lọc thận nhân tạo oan uổng vì lý do biến chứng bệnh tiểu đường hóa dạng tinh bột, không khác nào chúng ta là trí thức trở thành trí ngủ mất rồi.
Điều căn bản chúng ta phải hiểu glucose là 1 trong 4 chất cần thiết nuôi tế bào. Tế bào não phải cần đến cần 144g đường glucose, tim cần đến 36g glucose mỗi ngày cho chúng hoạt động, mà các loại đường khác không thể thay thế, ngoài ra tổng số thức ăn mà cơ thể nạp vào, trong đó chứa 80% là đường các loại, với điều kiện số lượng thức ăn và cơm, tinh bột ít nhất phải hơn 500g trong mỗi bữa ăn, mới cung cấp đủ đường nuôi các tế bào trong cơ thể.
Số đường nhập vào này tạm gọi là đường dương, vì nó cho năng lượng và nhiệt lượng, thử nước bọt pH là trung tính, sau khi ăn làm tăng nhịp tim, thử nhiệt kế đo ở đầu các ngón tay phải trong tiêu chuẩn 36-37 độ C. Đường này được insulin dẫn theo máu vào nuôi các tế bào, nếu thiếu lượng đường, gan phải xuất thêm đường dự trữ glycogen trong gan cho đủ nhu cầu nuôi tế bào, ngược lại đường này thừa trong máu thì insulin cân bằng đưa đường vào gan để dự trử thành glycogen, nếu trong gan chứa hơn 100g glycogen thì số còn lại dự trữ thành mỡ.
b-Trường hợp nào đường hóa dạng tinh bột ?
Tây y cho rằng tại bệnh tiểu đường, vì đo đường-huyết vẫn cao, trong khi chúng ta kiêng không ăn đường, ăn ít cơm là cơ thể đang thiếu đường trầm trọng tại sao đường huyết lại cao.
Điều quan trọng các nhà trí thức phải biết, tim và não lúc nào, ngày nào, cũng cần đường để hoạt động duy trì mạng sống cho chúng ta, lúc nào đường huyết cũng phải được tự động cân bằng nằm trong tiêu chuẩn đói và tiêu chuẩn no thì không bị bệnh tật.
c-Hai nguồn cung cấp đường vào máu :
Như vậy tim và não có 1 trong 2 nguồn đường phải cung cấp sau mỗi bữa ăn :
c1- Nguồn cung cấp từ ngoài vào cơ thể bằng thức ăn phải có đường, như trên đã nói tạm gọi là đường dương, vì pH dương, nhịp tim tăng, vừa cho nhiệt lượng, đo nhiệt kế ngón tay ấm nóng, vừa cho năng lượng, như vậy cơ thể phải ăn, không được bỏ bữa, cho cơ thể có đủ lượng thức ăn và cơm, như chúng ta đã biết, cơ thể tự động chuyển hóa thức ăn thành đường, nếu ăn thừa đường, thì đường dư thừa trở thành đường dự trữ glycogen và mỡ, nhiều quá gây béo phì, sẽ thừa cholesterol và triglycerid gây bệnh xơ vữa động mạch, áp huyết cao, tắc nghẽn tuần hoàn máu gây tai biến đột qụy.
Nếu chúng ta có tập luyện thể dục thể thao, hay ăn thức ăn có chứa insulin thiên nhiên để cân bằng đường chuyển hóa thành năng lượng thì đường-huyết không dư thừa, vẫn nằm trong tiêu chuẩn đói-no thì không bí bệnh tiểu đường.
Thí dụ đo đường huyết sau khi ăn đo được 170mg/dL nằm trong tiêu chuẩn no 140-180mg/dl thì không bị bệnh tiểu đường, không bị suy thận, không bị lọc thận.
c2-Nguồn đường bị rút từ trong cơ thể để cung cấp đường cho tim não hoạt động,
Đường này chúng ta tạm gọi là đường âm, vì thử pH acid, chỉ cho năng lượng giúp não và tim tuần hoàn, nhưng nhịp tim càng hạ thấp, người lạnh, nhiệt độ đo trên ngón tay thấp dưới tiêu chuẩn, máu tuần hoàn cũng bị tắc nghẽn do máu đóng cục cũng gây ra bệnh xơ vữa động mạch vành. Khi chúng ta kiêng đường, ăn ít cơm, vừa uống thuốc hạ đường, mà tại sao đo đường-huyết vẫn cao, chúng ta có chịu suy nghĩ tại sao không ?
Tai hại hơn nữa là những thuốc đông y hay dược thảo chức năng quảng cáo bảo đảm uống vào đường sẽ xuống hết bệnh tiểu đường, trong trường hợp đường âm, đo đường-huyết vẫn cao, nhưng sau khi uống vào tụt đường huyết, qủa thật đúng 3 ngày hết bệnh tiểu đường vì cơ thể hết đường thì tim ngừng đập, nên đã có nhiều người chết oan vì không hiểu tim và não cần đường mỗi ngày, nên không bao giờ gọi là chữa khỏi bệnh tiểu đường không khác nào chúng ta nói chữa khỏi bệnh ăn cơm.
Như trên đã nói đường dự trữ trong cơ thể bị rút ra chuyển thành năng lượng cho tim não hoạt động chúng ta tạm gọi là đường âm, là đường mà cơ thể bị mất dần, chứ không phải đường dương được bổ sung vào cơ thể. Đường âm là glycogen và mỡ có trong gan, trong cơ bắp. đường glucose có trong xương, trong tế bào.
Khi cơ thể không nạp đủ đường dương từ thức ăn, không có đường, chúng sẽ tự điều chỉnh rút đường và mỡ trong gan, trong thịt, trong tế bào cung cấp cho tim hoạt động, vì lý do đó, đo đường-huyết vẫn cao, chúng ta hiểu lầm do đường huyết cao như 160mg/dL trong khi chúng ta uống thuốc hạ đường và kiêng không ăn đường, tây y đổ thừa do biến chứng của bệnh tiểu đường, trong khi cơ thể rút hết đường trong cơ thể cho tim, não hoạt động thì cơ thể càng gầy ốm suy nhược, rối loạn áp huyết do đường trong cơ thể cạn dần, do nhu cầu cần cung cấp cho tim cho não, mà chúng ta lại phải tiêm insulin để ăn cắp thêm đường trong nội tạng, nên cơ thể phải rút đường trong mỡ ra hết để chuyển hóa lại thành đường, khi mỡ lipid là loại lipid monoacyl bên trong có chứa các hạt tinh bột có các acid béo tự do giống như các loại ngũ cốc khác đều chứa hàm lượng amylose và hàm lượng lipid trong lúa mì, lúa mạch, ngô và tinh bột gạo, cho nên khi đường hóa dạng tinh bột trong bệnh tiểu đường tây y gọi là amylase, có thể gọi là đường bị thủy phân, công thức đường là C6H12O6 khi thủy phân mất 1 đơn vị nước H2O trở thành công thức tinh bột C6H10O5.
Chính tinh bột này làm nghẹt các ống lọc thận, tùy theo số lượng ống lọc thận bị nghẹt càng nhiều thì độ suy thận càng tăng, từ suy thận độ 1, đến độ 2, 3, và nặng nhất là độ 4, tuy nhiên chỉ có các ống lọc nephron bị nghẹt không lọc, nhưng thận vẫn còn chức năng của tuyến thượng thận. Chỉ cần uống nhiều nước mía và uống kim tiền thảo để thông căn vôi và bột đọng trong những ống lọc thận với bài Kéo Ép Gối hay bài Cúi Lạy Lọc Thaận để co bóp thận đẩy tinh bột theo nước tiểu ra ngoài.
Theo dõi lượng nước tiểu và các chất thải khi nước tiểu đục là tinh bột trong các ống lọc thận đã được thông. Cũng cần để ý khi những dấu hiệu bệnh suy thận này dần dần biến mất là có kết quả:
Thay đổi màu da, phân bị bạc màu, đau khớp, mệt mỏi; yếu người, khó thở, sụt cân, lưỡi phì đại, nhịp tim bất thường, chân tay sưng.
c3-Tây y phân loại nguyên nhân đường thoái hóa dạng tinh bột
Bệnh thoái hóa tinh bột (hay còn bệnh amyloidosis) là căn bệnh hiếm gặp, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận cơ thể và dẫn đến suy các cơ quan và tử vong.
Có rất nhiều loại bệnh thoái hóa dạng tinh bột amyloidosis.
Amyloidosis AL hệ thống: đây là loại phổ biến nhất của amyloidosis, còn được gọi là amyloidosis nguyên phát. Các kháng thể bất thường do tủy xương sản sinh gây ra bệnh này. Bệnh có thể ảnh hưởng đến gan, thận, tim, da và thần kinh;
Amyloidosis AA hệ thống:dạng này còn có tên gọi là amyloidosis thứ phát. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng thận và thường xảy ra cùng với các bệnh nhiễm trùng hoặc viêm mạn tính khác;
Amyloidosis di truyền: bệnh thường ảnh hưởng đến gan, thần kinh, tim và thận. Dạng này phổ biến ở người Mỹ gốc Phi hơn so với người da trắng.
Amyloidosis do lọc máu: bệnh này xảy ra khi các amyloid (protein bất thường) có ở các khớp và gân, dẫn đến cứng và tràn dịch trong khớp. Loại này thường ảnh hưởng đến những người chạy thận nhân tạo dài hạn. Như vậy càng chạy thận nhân tạo thì thận thật của chúng ta càng bị nghẹt toàn bộ 100%.
Amyloid là một protein bất thường do tủy xương sản xuất và có thể di chuyển đến các bộ phận khác, gây ra bệnh thoái hóa tinh bột có thể làm nghẹt các mao mạch và xoang phổi.
d-Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thoái hóa tinh bột có thể phòng ngừa :
Thay đổi màu da, phân bị bạc màu, đau khớp, mệt mỏi; yếu người, khó thở, sụt cân, lưỡi phì đại, nhịp tim bất thường.
Khi chức năng thận của họ suy giảm nghiêm trọng, chỉ còn khoảng 10-15%. Triệu chứng sớm nhất có thể thấy đối với người bệnh thận là lượng nước tiểu thải ra giảm đi, tiểu ít, mệt mỏi nhiều, biếng ăn nhất là những lúc mắc các chứng bệnh thông thường như cảm cúm, đau đầu, tiêu chảy,…
Khi tây y xét nghiệm định mức độ suy thận, căn cứ vào:
Lượng nước tiểu càng ngày càng ít, lượng chất cặn creatinin càng nhiều, acid uric cao, uré cao, albumin cao, calcium cao, lượng muối cao...mà không biết nguyên nhân tại sao để biết cách chữa phục hồi chức năng thận.
Còn chúng ta cũng hiểu sai về đường-huyết cao do đường cung cấp từ bện ngoài vào cơ thể thì không phải bị lọc thận, còn đường rút từ trong cơ thể ra từ gan, cơ bắp, trong tế bào... thì hậu qủa mà tây y gọi là biến chứng của tiểu đường là sai, nên không thể căn cứ vào đo đường huyết không cao mấy so với tiêu chuẩn mới, khi no từ 140-180mg/dl, chỉ có 160mg/dL do uống thuốc hạ đường, kiêng đường trong thời gian 5-10 năm bị ung thư gan giai đoạn cuối bị chết bất đắc kỳ tử khi làm việc nặng bí tụt đường huyết, nên ai cũng đổ thừa ung thư gan do bệnh tiểu đường, khiến mọi người càng lo sợ tin vào tây y hù dọa bệnh tiểu đường do ăn đường.
V-CÁCH LỌC THẬN CỦA TÂY Y
Khi mà hai quả thận hoàn toàn mất tác dụng thì chỉ còn hai cách: một là xin một quả thận của người khác để ghép vào mình, hai là cứ tuần vài lần đi đến trung tâm chuyên môn để lọc máu, mục đích là để thải những chất độc và nước dư thừa ra ngoài.
Việt Nam có gần 100.000 người suy thận ở giai đoạn cuối cần điều trị. Việc thay, ghép thận chi phí rất cao, nên bệnh nhân chủ yếu điều trị bằng kỹ thuật lọc máu, tức là chạy thận nhân tạo.
Có hai kiểu lọc máu. Nếu hút máu từ cơ thể cho chạy ra một cái máy để lọc hết chất độc, rồi lại truyền máu trở lại thì gọi là lọc máu bằng thận nhân tạo (hemodialysis). Nếu dùng một dung dịch đường glucose và muối bơm vào trong bụng để hút các chất độc từ cơ thể qua màng bụng, rồi rút ra ngoài, thì gọi là lọc máu qua màng bụng (peritoneal dialysis).
1-Mục đích và thời gian lọc :
Có điều lạ, thay vì tây y phải phục hồi lại chức năng thận cho chúng hoạt động trở lại như cách trên, thì lại xem là thận đã chết không chữa được, phải thay thận giả̉ là lọc thận nhân tạo suốt đời.
Theo lý thuyết, chạy thận là phương pháp giúp cho người bệnh đào thải được lượng nước dư thừa, các chất độc tố, muối và một số những chất thải tích tụ trong cơ thể. Đồng thời quá trình chạy thận cũng giúp giữ lại một số những dưỡng chất trong máu ở mức độ an toàn cho cơ thể của người bệnh như: natri, kali, bicarbonate.
Bên cạnh đó thì chạy thận nhân tạo còn có thể giúp cho người bệnh cân bằng được huyết áp trong cơ thể. Chạy thận nhân tạo giống như thay thế hoàn toàn chức năng của thận khi thận không còn khả năng hoạt động.
Điều mà người bệnh hết sức chú ý việc thực hiện chạy thận chỉ giúp cho người bệnh duy trì sự sống chứ đây không phải là phương pháp điều trị bệnh. Tuy nhiên nếu người bệnh được thực hiện ghép thận thì khả năng sống sót và không phải thực hiện chạy thận là rất cao.
Trong quá trình chạy thận nhân tạo, máu sẽ được lưu thông ở bên ngoài cơ thể. Nó sẽ được đi qua một thiết bị có bộ lọc đặc biệt.
Máu được chảy ra từ cơ thể của bệnh nhân qua 1 ống dẻo được gọi là ống thông. Ống được đưa vào tĩnh mạch. Giống như thận, các bộ lọc của thiết bị này sẽ loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Máu lọc sẽ được trở lại cơ thể bệnh nhân qua một ống thông khác. Hệ thống này hoạt động giống như một quả thận nhân tạo.
Những người bệnh chạy thận nhân tạo thường được thực hiện 3 lần 1 tuần, 1 lần chạy trong 3 – 4 giờ, tùy thuốc vào thận hoạt động như thế nào và khối chất lỏng họ thu được giữa các lần điều trị.
Tuy nhiên một bộ máy lọc thận nhân tạo chưa hoàn hảo nên không thể giống chức năng của thận thật là điều hòa lượng nước và muối khoáng vừa đủ để giữ ổn định áp huyết cho tim mạch, và ổn định đường huyết, nên sau khi lọc thận nhân tạo, áp huyết đường huyết và tim mạch vẫn không được ổn định.
Ngoài ra trong ống thận nhân tạo không có cấu trúc tự nhiên như cơ thể con người có nhiều loại hormon đ̉ổ thu hồi lại tế bào máu, và cách chất cần thiết như giữ lại creatin, thải bỏ creatinin... do đó lọc thận nhân tạo đã làm bệnh nhân mất máu, mất tế bào máu không giữ lại được, và thực tế thận trong con người lại là bãi rác chứa chất thải của máu xấu như creatinin vẫn chạy vào thận mà không có lối thoát ra, nên sưng phù thận và vẫn bị sưng chân, trong khi tuyến thượng thận vẫn còn vì không vị ảnh hưởng ống lọc. Đó là lý do người chạy thận nhân tạo không thể sống lâu,
2-Điều chỉnh nước siêu tinh khiết
Trong hệ thống chạy thận nhân tạo, nước là một trong hai nhân tố quan trọng nhất. Trung bình một bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần tới 22.000 lít nước siêu tinh khiết mỗi năm. Một tuần chạy thận 3 lần, trung bình mỗi lần cần khoảng 136 lít nước siêu tinh khiết. So với thận thật trong 24 giờ đối với người khỏe mạnh, cơ thể có đủ 6 lít máu, thì 6 lít máu này là dịch lọc phải qua thận mỗi giờ 6 lít, trong 24 giở thận lọc 144 lít máu qua thận để chắt lọc được khoảng 1.2-2,4 lít nược tiểu, mới thật là siêu lọc mà máy chạy thận chưa đạt được yêu cầu này, nên đời sống của người lọc thận nhân tạo ngắn hơn người bình thường.
Do thận hư không còn khả năng lọc các tạp chất, ion và vi khuẩn xâm nhập vào máu từ nước truyền nên rất dễ có những rủi ro bất ngờ, kể cả tử vong. Các nguyên tố vô cơ như nhôm, thuỷ ngân, đồng, chì kẽm và các độc tố hữu cơ như nitrat, nitrit, amoniac, chloramine, vi khuẩn, tảo, nấm đều gây tai biến.
Do đó, nước dùng cho thận nhân tạo cần phải được xử lý nghiêm ngặt: Đầu tiên là lọc thô, điều chỉnh nhiệt độ và pH. Sau đó là làm mềm, khử khoáng bằng trao đổi ion. Tiếp theo, nước được đưa qua bồn lọc carbon hoạt tính để hấp thụ các tạp chất hữu cơ. Công đoạn tinh lọc bắt đầu bằng màng thẩm thấu ngược, chỉ cho nước đi qua và giữ lại tạp chất còn sót, kể cả các ion/ chất điện phân. Để chắc chắn hơn, có thể cho nước qua bộ trao đổi ion, khử toàn bộ các anion và cation.
3-Dịch thẩm tán siêu tinh khiết
Nước siêu tinh khiết có thể vẫn chưa đủ. Sau khi pha với dịch thẩm tán, dung dịch này còn phải qua một màng lọc nữa trong máy chạy thận. Đây là lớp bảo vệ cuối cùng ngăn chặn tạp chất, vi khuẩn có thể xâm nhập hệ thống sau quá trình tinh lọc.
Theo dõi bằng máy tính: Trong quá trình chạy thận, nước và dịch thẩm tán được giám sát bằng các thiết bị chuyên dùng và được lập trình. Các thông số chất lượng nước, nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, tỷ lệ nước và dịch pha đều cần tuyệt đối chính xác.
Do yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng và độ ổn định, chỉ những hệ thống xử lý được kiểm định đạt chuẩn AAMI (Association for the Advancement of Medical Instrumentation) mới được sử dụng. Ngoài ra, các hãng sản xuất còn phải mua bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm với chi phí không nhỏ.
a-Tiêu chuẩn AAMI
AAMI standard
TT
Contaminant
Maximum (mg/L)
1
Calcium
2
2
Magnesium
4
3
Potassium
8
4
Sodium
70
5
Antimony
0.006
6
Arsenic
0.005
7
Barium
0.1
8
Beryllium
0.0004
9
Cadmium
0.001
10
Chromium
0.014
11
Lead
0.005
12
Mercury
0.0002
13
Selenium
0.09
14
Silver
0.005
15
Aluminium
0.01
16
Chloramines
0.1
17
Chlorine
0.5
18
Copper 0.1
0.1
19
Fluoride
0.2
20
Nitrate (as Nitrogen)
2
21
Sulphate
100
22
Tin
0.1
23
Zinc
0.1
24
Bacteria
100 cfu/ml (Action level = 50 cfu/ml)
25
Endotoxin
0.25EU/ml (Action level = 0.125EU/ml)
Có 25 chỉ số lý hóa và vi sinh cần kiểm soát trong nước RO và tùy theo từng loại chỉ số mà tần suất giám sát khác nhau, ví dụ như nước cứng test hằng ngày, có chỉ số Endotoxin test theo tháng hoặc đột xuất và có chỉ số kiểm tra mỗi ba tháng
b-Tiêu chuẩn dịch lọc của VN :
So sánh với dịch lọc theo tiêu chuẩn quốc tế AAMI thì dịch lọc thận ở VN như dưới đây không đủ tiêu chuẩn, lại dùng nhiều muối, kết qủa sau khi lọc, áp huyết và đường huyết không ổn định.
Dịch lọc thận nhân tạo đang sử dụng tại VN
Thành phần: Cho 1000 ml thành phẩm:
Natri clorid……………………………………….30,5 g
Natri bicarbonat………………………………..66,0 g
Nước tinh khiết vđ………………………….1000 ml
Dạng bào chế: Dung dịch dùng cho thẩm phân máu.
Qui cách đóng gói: Thùng 1 can 10 lít.
Chỉ định:
– Suy thận cấp.
– Suy thận mãn.
– Tình trạng cơ thể bị thừa nước.
– Tình trạng cơ thể bị nhiễm độc.
– Dùng để điều chỉnh cân bằng kiềm – toan & cân bằng điện giải.
Chống chỉ định:
– Bệnh lý đông máu trầm trọng.
– Các bệnh nhân có tuần hoàn máu và / hoặc huyết áp không ổn định, cần áp dụng phương pháp thẩm phân ngoài cơ thể khác.
Cách dùng – liều dùng:
– Khi dùng pha loãng theo tỷ lệ:
Dung dịch Kydheamo – 3A (Acid)……………………………1 thể tích .
Nước tinh khiết ………………………………………………….34 thể tích.
Dung dịch Kydheamo – 2B (Bicarbonat)…………………..1,83 thể tích.
– Dùng thẩm phân acetat ngoài cơ thể.
– Thời gian thẩm phân tùy thuộc thể trạng bệnh nhân.
Thận trọng:
– Thận trọng với những bệnh nhân có bệnh tim mạch không ổn định hoặc đang xuất huyết.
– Chỉ sử dụng khi dung dịch trong suốt. Không được dùng nếu dung dịch có chứa các tiểu phân chất rắn.
– Không sử dụng một mình dung dịch Kydheamo – 2B để thẩm phân máu. Chỉ pha loãng ngay trước khi dùng.
Chú ý: Không được tiêm hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Bảo quản: Kín, tránh ánh sáng.
VI-CÁCH PHÒNG NGỪA SUY THUẬN ĐỂ KHỎI BỊ LỌC THẬN
Phải đo áp huyết 2 tay và đường huyết trước và sau khi ăn 30 phút, so sánh với tiêu chuẩn đói-no. Nếu cao hơn phải tập bài chuyển hóa thức ăn và đường là bài Kéo Ép Gối chậm 30 phút. Tìm tên bài này trên youtube tập theo.
Nếu thiếu đường, phải uống thêm nhiều nước mía vừa bổ sung đường vừa bổ sung nước, để khi tập bài Kéo Ép Gối chậm và bài Cúi Lạy Thông Lọc Thận, thận sẽ loại bỏ nước lấy lại các khoáng chất cần thiết và B12 trong nước mía. Trường hợp nước tiểu ra ít, uống thêm Kim Tiền Thảo giúp bàng quang đi tiểu nhiều tránh trường hợp ứ nước tiểu trào ngược về thận.
Cần thử pH phải trung tính 7-8, nếu thấp dưới 6 là đường âm, nhịp tim càng thấp, người càng lạnh khi nhịp tim thấp dượi 60 và pH 4-5 thì tế bào trở thành ung thư.
1-Cách phục hồi chức năng thận theo KCYĐ :
Cách phục hồi chức năng thận, loại bỏ creatinin cho người đang bị lọc thận thoát khỏi lọc thận :
a-Cách giảm creatinin :
Creatine là một hợp chất cung cấp năng lượng cho cơ bắp.Creatine là một dạng chất tự nhiên trong cơ thể, được cấu tạo bởi 3 loại acid amin: Arginine, glycine và methionine, giúp cung cấp năng lượng và tăng cường sự dẻo dai trong quá trình luyện tập, đặc biệt là các động tác nhanh và mạnh.
Creatine được sản xuất trong gan, tụy, thận, và được vận chuyển đến các cơ bắp của cơ thể thông qua các mạch máu. Một khi đến được các cơ bắp, nó được chuyển đổi thành chất chuyển hóa năng lượng cao.
Chúng ta hoạt động được mạnh mẽ là nhờ một chất tên là ATP (ATP là một hợp chất hữu cơ được tìm thấy ở cơ, phá vỡ qua quá trình xúc tác, tạo năng lượng cho cơ co giãn). lượng ATP mỗi lần chỉ đủ cung cấp trong khoảng 10 giây, do vậy để liên tục có ATP thì ta cần tới khá nhiều thứ trong đó có creatine. Creatine sẽ bổ sung phân từ phốt phát ADP và làm xuất hiện thêm ATP.
Điều đó làm tăng khả năng, hiệu quả hoạt động cho cơ bắp. Nghiên cứu cho thấy creatine giúp tăng cường độ luyện tập và phục hồi. Nó có thể vượt qua dạ dày và vào trong máu nguyên vẹn. Trong khi đi vào tế bào cơ, nó được chuyển hóa thành Creatine Phosphate (CP).
Creatine ngày càng phổ biến, nên những nghiên cứu về tác dụng lên sức khỏe của creatine ngày càng nhiều. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nạp creatine là cần thiết cho sức khỏe.
1.Creatine và sự làm dày cơ bắp căng lên do tích nước. góp phần khuyến khích các tế bào tăng cường sản xuất các cấu trúc protein và enzyme quan trọng, cũng góp phần gia tăng tổng khối lượng cơ nạc.
Ngoài ra, đối với sức khỏe Creatine còn làm giảm bệnh mất trí nhớ (Alzheimer): Sử dụng Creatine sẽ giúp nồng độ homocyteine, giúp giảm bệnh liên quan về tâm thần như bệnh mất trí nhớ. Và Creatine còn giúp chống oxy hóa: Sử dụng Creatine sẽ giúp chống lại sự oxy hóa tương tụ như Glutathinone – chất chống lại các gốc tự do trong cơ thể cực mạnh.
b-Hiểu vì sao mức creatinine tăng cao.
Có nhiều lý do khác nhau dẫn tới hàm lượng creatinin tăng cao, mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân này cũng khác nhau.
Suy thận hay tổn thương thận: Nếu thận bị tổn thương chúng không thể lọc creatinine ra khỏi cơ thể
Hầu hết các loại bệnh thận sẽ làm tổn thương các nephron (một đơn vị cấu trúc của thận). Sự tổn thương này có thể khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu không chữa trị, thận cuối cùng có thể ngừng hoạt động hoàn toàn. Mất chức năng thận rất nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.
Hoại tử cơ bắp: Nếu cơ bắp bị hoại tử, tế bào bị phân rã từ các mô cơ này đi vào máu và gây tổn thương thận.
Ăn nhiều thịt: Chế độ ăn có nhiều thịt nấu chín có thể làm tăng lượng creatinine trong cơ thể.
Bệnh nhược giáp: Suy giảm chức năng tuyến giáp cũng ảnh hưởng tới chức năng thận. Bệnh nhược giáp có thể làm giảm khả năng lọc chất thải của thận ra khỏi cơ thể.
Các nguyên nhân khác có khả năng làm tăng creatinine bao gồm đột quỵ, mất nước, mất máu nhiều dẫn đến sốc, bệnh gút, luyện tập với cường độ quá cao, chấn thương cơ, bệnh lý về cơ và bị phỏng.
Trong cơ bắp có sẵn chất bổ creatin nuôi cơ bắp, khi cơ bắp hoạt động ra mồ hôi thì thải ra chất cặn của creatin thành creatinin trong máu, theo máu xuống thận để lọc thải ra theo nước tiểu. Khi thận bị nghẹt do tinh bột, creatinin không vào thận được, còn chứa lại trong máu với số lượng cao, thì tây y biết ngay là thận suy.
Để tránh tăng creatinin trong máu cao, không được tập thể dục thể thao lâu và các loại tập mạnh xuất mồ hôi, mà phải tập nhẹ, chậm, thừi gian ngắn 10-15 phút thì nghỉ.
2-Cách bổ sung bằng thảo dược, ăn uống theo KCYĐ :
a-Uống trà thảo mộc hay trà xanh.
Người ta cho rằng một số loại trà thảo mộc giúp làm giảm lượng creatinin trong máu. Không có nhiều nghiên cứu chứng nhận về nhận định này, song lý thuyết đó cũng không bị bác bỏ.
Uống một cốc khoảng 250 ml trà thảo mộc, mỗi ngày uống hai lần.
Các loại trà thảo mộc đáng để bạn thử là lá cây tầm ma và rễ cây bồ công anh.
Có ý kiến cho rằng các loại trà này kích thích hoạt động của thận, từ đó làm tăng lượng nước tiểu, cũng như lọc được nhiều creatinin hơn ra khỏi cơ thể.
b-Cân nhắc dùng viên bổ sung chiết xuất từ lá tầm ma.
Lá tầm ma giúp tăng bài tiết thận và do đó có thể loại trừ lượng creatinin dư thừa.Cây tầm ma chứa chất histamine và flavonoid, hai chất này giúp tăng lượng máu đi tới thận, vì vậy tăng khả năng lọc nước tiểu của thận.
Chiết xuất lá tầm ma được bào chế dưới dạng viên thực phẩm chức năng, hoặc sản xuất thành trà uống.
c-Kiểm soát lượng chất lỏng đưa vào cơ thể. Theo nguyên tắc chung, nên uống từ sáu tới tám cốc nước (250 ml) mỗi ngày. Cơ thể thiếu nước thực sự làm tăng mức creatinin, do đó điều quan trọng phải giữ cơ thể đủ nước khi vận động.
Khi cơ thể thiếu nước bạn sẽ đi tiểu ít hơn, mà creatinin bài tiết ra bên ngoài thông qua nước tiểu, vì vậy tiểu ít hơn đồng nghĩa với việc cơ thể khó bài tiết độc tố này hơn.
Ngược lại, tiêu thụ quá nhiều chất lỏng cũng có tác động tiêu cực với chức năng thận. Vì lượng chất lỏng quá nhiều có thể làm tăng huyết áp, mà huyết áp cao lại tăng áp lực đè lên thận.
d-Hạn chế cường độ hoạt động.
Cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng nhanh hơn khi vận động với cường độ cao. Kết quả là lượng creatinin sinh ra nhiều hơn và làm tăng lượng độc tố này trong máu.
Phục hồi chức năng lọc thận cần uống nhiều nược mía và tập Bài Cúi Lạy Lọc Thận 15 phút/lần, ngày 3 lần.
e-Ngủ đủ giấc.
Khi ngủ các chức năng của cơ thể giảm cường độ làm việc, bao gồm cả quá trình trao đổi chất. Khi trao đổi chất giảm, sự chuyển hóa creatin thành creatinin cũng diễn ra chậm hơn, tạo điều kiện để creatinin tích lũy trong máu trước đó được lọc ra trước khi cơ thể sản sinh lượng độc tố mới.
Nên ngủ từ sáu tới chín tiếng mỗi ngày, nhưng lý tưởng nhất là từ bảy tới tám tiếng.
Thiếu ngủ làm tăng áp lực lên toàn bộ cơ thể và buộc tất cả các cơ quan làm việc nhiều hơn để thực hiện các nhiệm vụ hằng ngày. Đó là nguyên nhân khiến thận làm việc quá sức, từ đó giảm khả năng lọc creatinin.
f-Uống thuốc chuyên trị mức creatinin cao.
Thuốc ketosteril thường được dùng để hạ thấp hàm lượng creatinin trong máu. Liều dùng phổ biến của thuốc ketosteril là 4 tới 8 viên, uống làm ba lần mỗi ngày vào các bữa ăn.
Các loại thuốc giảm creatinin khác bao gồm:
Dùng thuốc bổ sung acid alpha lipoic 300 mg mỗi ngày (chất chống oxy hóa) để cung cấp năng lượng cho thận và trung hòa các độc tố, mà creatinin là một trong số đó.
Chitosan là loại thực phẩm chức năng giúp kiểm soát khối lượng cơ thể và cũng có tác dụng giảm creatinin trong máu, dùng từ 1000 tới 4000 mg một ngày để thấy được công dụng của chitosan.
g-Hạn chế tiêu thụ natri.
Khi dư natri cơ thể sẽ lưu lại một lượng chất lỏng có hại và dẫn tới cao huyết áp. Cả hai yếu tố này đều làm tăng lượng creatinin.
Duy trì chế độ ăn ít natri. Tránh xa thực phẩm và thức uống mặn
Lượng natri trung bình tiêu thụ mỗi ngày vào khoảng 2 tới 3 gam, thậm chí thấp hơn.
h-Chú ý tới lượng protein.
Tránh ăn các thực phẩm giàu protein tối đa có thể. Thịt đỏ và sản phẩm làm từ sữa đặc biệt có hại đôi với bệnh suy thận
Khi cần cung cấp protein bạn nên tận dụng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật, như hạt và các loại đậu.
i-Tránh ăn thực phẩm giàu phốt pho.
Nên tránh ăn các thực phẩm như:
Bí ngô và bí, phô mai, cá, sò, các loại hạt, thịt heo, sản phẩm sữa ít béo, đậu nành để tránh cho thận phải làm việc cực nhọc hơn khi xử lý thực phẩm giàu phốt pho, đặc biệt khi bạn đang gặp tình trạng creatinin cao.
j-Hạn chế tiêu thụ kali.
Nên tránh ăn thực phẩm có nhiều kali vì kali sẽ tích lũy trong cơ thể nếu thận không thể lọc nó đúng với chức năng bình thường. Thực phẩm giàu kali bao gồm:
Hoa quả sấy khô, chuối, rau chân vịt, khoai tây, đậu, đậu Hà Lan.
k-Tránh xa thực phẩm chức năng bổ sung creatin.
Vì creatinin là sản phẩm phế thải của creatin nên uống thuốc bổ sung creatin sẽ làm tích lũy creatinin trong máu.
l-Ăn nhiều chất xơ
Một nghiên cứu cho thấy giảm đáng kể nồng độ creatinin ở những người mắc bệnh thận mãn tính làm tăng lượng chất xơ.
Chất xơ có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm:
Trái cây, rau, các loại ngũ cốc, cây họ đậu.
m-Bổ sung chitosan
Chitosan là một chất bổ sung chế độ ăn uống, được sử dụng bởi những người hy vọng giảm cân hoặc giảm cholesterol. Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng chitosan cũng có thể có hiệu quả trong việc giảm mức độ creatinin ở những người bị suy thận.
Tìm chitosan trên Amazon.com.
3-Các loại thảo mộc khác :
cây tầm ma (lá tầm ma), hoa chamomile, Quế, nhân sâm, rễ bồ công anh,
Theo KCYĐ:
Theo dõi sự tiến triển, triệu chứng và cách kiểm soát kết qủa bằng máy đo áp huyết 2 tay và đường huyết cùng lúc, thử pH nước bọt, theo d̃i lượng nước tiểu, đo nhiệt kế trước và sau khi đi lọc thận về. Còn nếu không đi lọc thận mà tự phục hồi chức năng lọc của thận cũng áp dụng cách theo dõi kiểm soát như trên.
VII-15 KOẠI THỰC PHẨM TỐT CHO THẬN
1. Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ có nồng độ kali thấp. Ngoài ra, ớt chuông đỏ còn chứa vitamin A, C, B6, acid folic và chất xơ.
Ớt chuông cũng chứa các chất chống oxy hóa như lycopene, giúp bảo vệ chống lại một số loại ung thư. Có thể trộn ớt chuông đỏ vào cá ngừ hay salad gà hoặc ăn sống.
2. Bắp cải
Bắp cải có chứa các hợp chất hóa học có thể phá vỡ các gốc tự do trong cơ thể, giúp phòng chống ung thư và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Bắp cải là thực phẩm rẻ tiền, và là một món ăn tuyệt vời cho bữa ăn, bởi bắp cải giàu vitamin K và C, chất xơ, vitamin B6 và acid folic, nhưng lại có lượng kali thấp.
Nếu bạn đang theo chế độ ăn uống lọc máu, có thể cho thêm bắp cải vào món xà lách trộn hoặc ăn kèm cùng các món cá.
3. Súp lơ
Một siêu phẩm thân thiện với thận là súp lơ. Loại rau họ cải này mang lại nhiều vitamin C, cùng với folate và chất xơ. Ngoài ra nó có chứa các hợp chất giúp gan trung hòa các chất độc hại. Súp lơ có thể ăn sống hoặc chần lên rồi cho vào món salad. Súp lơ hấp hoặc luộc cũng là một món ăn tuyệt vời.
4. Tỏi
Tỏi giúp giảm viêm và giảm cholesterol máu. Trong tỏi cũng chứa chất chống oxy hóa và chống đông máu.
Nếu bạn đang theo chế độ ăn uống lọc máu, sử dụng bột tỏi thay vì muối tỏi để thêm hương vị cho bữa ăn mà không cần bổ sung thêm natri.
5. Hành tây
Một thực phẩm làm gia vị phổ biến là hành tây. Hành tây có đầy đủ các chất flavonoid, đặc biệt là quercetin. Flavonoid là các chất tự nhiên ngăn ngừa sự lắng đọng của chất béo trong mạch máu. Quercetin là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp giảm nguy cơ bệnh tim, bảo vệ chống lại nhiều dạng ung thư và cũng có đặc tính chống viêm. Hành tây cũng chứa chrom, một loại khoáng chất giúp cơ thể chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate. Có thể ăn sống hoặc nấu chín hành tây khi chế biến thành các món ăn khác nhau.
6. Táo
Ăn một quả táo mỗi ngày thực sự tốt cho sức khỏe. Chất xơ và chống viêm có trong táo làm giảm cholesterol, ngăn ngừa táo bón, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim và giảm nguy cơ ung thư.
Ngoài ăn táo, cũng có thể nấu chín táo để tạo ra các món tráng miệng hoàn hảo. Có thể uống nước táo hoặc rượu táo cũng tốt cho sức khỏe.
7. Quả nam việt quất
Nam việt quất là loại quả tuyệt vời trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, vì loại quả này làm cho nước tiểu có tính acid hơn và giúp ngăn chặn vi khuẩn bám vào bên trong bàng quang. Ngoài ra, đã có nghiên cứu chứng minh quả nam việt quất có thể bảo vệ cơ thể chống lại ung thư và bệnh tim. Hãy thưởng thức nước ép nam việt quất hàng ngày để bổ sung vitamin và dưỡng chất cho cơ thể.
8. Quả việt quất
Quả việt quất có các hợp chất chống oxy hóa gọi là anthocyanidins.
Quả việt quất được đánh giá cao về dinh dưỡng, nhờ có các hợp chất tự nhiên giúp giảm viêm và có nhiều vitamin C và chất xơ. Có thể làm sinh tố trái cây việt quất, hoặc có thể ăn tráng mệng sau bữa ăn.
9. Quả mâm xôi
Quả mâm xôi chứa một hợp chất gọi là acid ellagic, giúp trung hòa các gốc tự do. Quả mâm xôi có chứa chất xơ, vitamin C, mangan và có nhiều folate.
Quả mâm xôi có đặc tính làm ngừng tăng trưởng tế bào ung thư và ngăn chặn sự hình thành các khối u. Có thể thêm quả mâm xôi tươi vào món tráng miệng, hoặc thêm vào sinh tố trái cây.
10. Dâu tây
Dâu tây rất giàu chất chống oxy hóa, chứa rất nhiều vitamin C, mangan và chất xơ. Dâu tây có đặc tính chống viêm, chống ung thư và cũng giúp giữ cho trái tim khỏe mạnh.
11. Anh đào
Anh đào chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng hợp chất phytochemical giúp bảo vệ tim . Ăn anh đào hàng ngày có thể giúp cơ thể chống viêm. Anh đào tươi hoặc bánh anh đào là những món tráng miệng ngon.
12. Nho đỏ
Nho đỏ chứa nhiều flavonoid tốt cho trái tim, vì flavonoid ngăn chặn quá trình oxy hóa và giảm nguy cơ đông máu. Resveratrol là một chất flavonoid có trong nho có thể thúc đẩy cơ thể sản xuất oxyde nitric, có tác dụng giãn mạch máu và làm cho lưu lượng máu tốt hơn. Flavonoid cũng giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh ung thư và ngăn ngừa viêm nhiễm.
13. Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng là protein tinh khiết. Lòng trắng trứng cung cấp protein chất lượng cao nhất cùng với tất cả các acid amin thiết yếu. Nếu đang áp dụng chế độ ăn uống bảo vệ thận, lòng trắng trứng là một lựa chọn do có ít phốt pho hơn so với các nguồn protein khác như lòng đỏ trứng hoặc thịt.
14. Cá
Cá là một nguồn protein chất lượng cao. Cả Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ và Hiệp hội Tim mạch Mỹ đều khuyến cáo nên ăn cá 2 hoặc 3 lần một tuần.
Bên cạnh nguồn protein tuyệt vời, cá còn chứa chất béo chống viêm omega-3. Những chất béo lành mạnh này giúp phòng ngừa bệnh ung thư và bệnh tim. Omega-3 cũng góp phần giảm LDL (cholesterol xấu) và tăng HDL (cholesterol tốt). Các loại cá có nhiều omega-3nhất là cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích và cá hồi vân.
15. Dầu Ô liu
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người dân ở các quốc gia dùng dầu ô liu thay cho các loại dầu ăn khác có tỷ lệ ung thư và bệnh tim thấp hơn. Điều này là minh chứng cho nhiều thành phần tốt có trong dầu ô liu: acid oleic, một acid béo chống viêm bảo vệ chống lại quá trình oxy hóa và polyphenol ngăn ngừa viêm nhiễm và quá trình oxy hóa.