III-ĐỊNH NGHIĨA VỀ SUY GIẢM CHỨC NĂNG GAN
A-6 Dấu hiệu suy giảm chức năng gan
Gan là cơ quan quan trọng trong việc bảo tồn sức khỏe của con người. Khi cơ quan này bị tổn thương, virus tấn công hay phải làm việc cật lực, quá sức, mắc bệnh mãn tính,… sẽ không được bình thường và người ta gọi là suy giảm chức năng gan.
Nếu như chúng ta đang khỏe mạnh mà lại phát hiện ra 6 dấu hiệu dưới đây thì sức khỏe gan đang có vấn đề cần được điều trị:
1.Bị rối loạn tiêu hóa
Dấu hiệu đầu tiên thường hay gặp nhất là đi đại tiện nhiều lần, bất thường, có phân lỏng, mệt mỏi, chán ăn vì ăn không thấy ngon miệng. Một là cơ thể bị vấn đề về tiêu hóa, hai là gan đang có dấu hiệu không tốt
2. Dấu hiệu ngoài da.
Suy giảm chức năng gan thì màu da, màu mắt và móng tay chân sẽ thay đổi biến sắc thành màu vàng dễ nhận thấy rõ.
3.Mắt không khỏe
Khi gan bị suy giảm chức năng mắt cũng bị ảnh hưởng là quầng mắt bị thâm, nhanh mỏi mắt
4.Mùi hơi thở nặng
Nếu ai có hơi thở hay nặng mùi so với bình thường, có khi là do răng miệng, có khi bị suy giảm chức năng gan giải độc cho cơ thể không tốt, dẫn tới hơi thở nặng mùi cétone hay mùi khai bởi rối loạn trong hệ tiêu hóa làm vi khuẩn có điều kiện để phát triển mạnh hơn.
5.Gan bị to và trướng bụng
Tiếp nhận quá nhiều chất độc thì gan sẽ không kịp giải độc, tích lũy nhiều nước thải trong gan, gan to lên, dấu hiệu gan lớn, bị trướng bụng thường đi kèm với việc bị vàng da, dạ dày sẽ trương phình.
6.Một số dấu hiệu khác
Bên cạnh đó thì còn có một số dấu hiệu khác như số lượng tiểu cầu bị giảm và thiếu hụt các yếu tố đông máu, hậu quả của việc này là các đám xuất huyết hoặc bầm tím xuất hiện trên da, có thể xuất hiện ngay cả sau khi bị va đụng nhẹ hoặc tự nhiên, cũng có thể gây rụng tóc và các biến loạn ở móng tay, móng chân như bạch sản móng, mất móng.
B-Những bệnh về gan
1-Viêm gan:
Viêm gan, thường do các loại virus như viêm gan A, B và C. Viêm gan có thể có nguyên nhân không nhiễm trùng, bao gồm uống nhiều rượu, thuốc, dị ứng hoặc béo phì.
2-Xơ gan:
Tổn thương gan lâu dài do mọi nguyên nhân có thể dẫn đến sẹo vĩnh viễn, được gọi là xơ gan. Gan sau đó không thể hoạt động tốt.
3-Ung thư gan:
Loại ung thư gan phổ biến nhất, ung thư biểu mô tế bào gan, hầu như luôn xảy ra sau khi bị xơ gan.
4-Suy gan:
Suy gan có nhiều nguyên nhân bao gồm nhiễm trùng, bệnh di truyền và rượu quá mức.
5-Cổ trướng:
Khi kết quả xơ gan, gan rò rỉ chất lỏng (cổ trướng) vào bụng, trở nên căng thẳng và nặng nề.
6-Sỏi mật:
Nếu sỏi mật bị kẹt trong ống mật dẫn lưu gan, viêm gan và nhiễm trùng ống mật (viêm đường mật) có thể dẫn đến ung thư.
7-Hemochromatosis:
Hemochromatosis cho phép sắt lắng đọng trong gan, gây hại cho gan. Chất sắt cũng lắng đọng khắp cơ thể, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.
8-Viêm đường mật xơ cứng tiên phát:
Một bệnh hiếm gặp không rõ nguyên nhân, viêm đường mật xơ cứng nguyên phát gây viêm và sẹo trong các ống mật trong gan.
9-Xơ gan mật nguyên phát:
Trong rối loạn hiếm gặp này, một quá trình không rõ ràng sẽ dần dần phá hủy các ống dẫn mật trong gan. Sẹo gan vĩnh viễn (xơ gan) cuối cùng phát triển.
10-Ngộ độc acetone.
Ngộ độc acetone xảy ra khi có nhiều acetone trong gan có thể bị phá vỡ.
Mỗi ngày, cơ thể bạn phân hủy chất béo thành các phân tử hữu cơ gọi là ketone. Acetone là một trong ba loại cơ thể ketone. Gan tạo ra ketone để sử dụng chúng làm nhiên liệu. Tuy nhiên, tích lũy ketone trong cơ thể nhiều có thể nguy hiểm. Ngộ độc acetone có thể xảy ra khi có một lượng ketone cao bất thường. Đây là một tình trạng được gọi là ketoacidosis.
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2, có thể bị nhiễm ketoacidosis nếu không điều trị tiểu đường của mình đúng cách.
Nạn đói kéo dài cũng có thể dẫn đến nhiễm toan cetone. Trong trường hợp đó, cơ thể cạn kiệt nguền nguyên liệu carbohydrate từ thức ăn vào cơ thể thì gan phải tự phân hủy chất béo được lưu trữ thành ketone. Nồng độ ketone trong máu có thể tích lũy nhanh chóng và phát triển cao nguy hiểm.
Ngộ độc acetone có thể có các nguyên nhân khác, bao gồm:
Uống rượu bị say, tiếp xúc quá nhiều với sơn cụ thể trong không gian hạn chế, vô tình uống dung dịch tẩy rửa có chứa acetone, nước tẩy sơn móng tay.
IV-HAI NGUYÊN NHÂN QUAN TRỌNG GÂY UNG THƯ GAN DO NHIỄM CÉTONE BỞI THUỐC HẠ ĐƯỜNG VÀ RƯỢU.
Trong bài này chúng ta không đề cập đến ung thư gan do viêm gan siêu vi A, B, C, nhưng hiện nay ung thư gan rất nhiều không liên quan đến viêm gan siêu vi A,B, C mà liên quan đến nguyên nhân do uống rượu, và do thuốc hạ đường huyết khiến cho gan bị nhiễm cétone mà chúng ta chưa biết tại sao ?
1-Tại sao nguyên nhân ung thư gan do thuốc hạ đường huyết
a-Đường Glucose cần thiết cho hoạt động của não, tim, và nuôi tế bào.
Nguồn gốc căn bản của tây y là các tế bào đều có 4 chất nuôi tế bào phát triển là glucose, protein, lipid, oxy. Trong tế bào nào cũng phải có glucose, như vậy hàng tỷ tế bào trong cơ thể phải dùng một số lượng lớn glucose mỗi ngày.
Một lý thuyết khác về não và tim, 2 cơ quan này chỉ cần đường glucose để hoạt động mà các đường khác không thể thay thế, thì chúng cần đến 180g glucose, trong đó não và thần kinh trung ương cần 144g glucose, còn tim cần 36g glucose, vì thế Hội Tim Mạch Hoa Kỳ cảnh báo muốn tim hoạt động tốt mỗi ngày tim cần 6 thìa cà phê đường glucose cho nữ hay 9 thìa cho nam, không thể thiếu được.
Khoa học cũng chứng minh trọng lượng thức ăn hàng ngày, từ cơm gạo, tinh bột, rau củ quả thực vật hay động vật, được bộ tiêu hóa chắt lọc được 80% là đường các loại, thì số lượng đường này phải đủ nhu cầu chính cho tim và não
trước đã, là 180g là 80%, thì thức ăn ít nhất phải nặng hơn, vừa nuôi não, tim và hàng tỷ tế bào trong toàn thân, nên mỗi bữa ăn phải trên 500g.
d-Do nhu cầu tim và não cần đường glucose, khi chúng ta ăn nhiều đường, phải theo đúng tiêu chuẩn đói-no của Y Tế Thế Giới năm 1979 hay năm 2018 là tiêu chuẩn đường bảo vệ tim mạch và não hoạt động tốt.
Tiêu chuẩn đường-huyết khi đói từ 100-140mg/dL, tiêu chuẩn no sau khi ăn 30 phút từ 140-200mg/dl theo năm 1979, hay từ 140-180mg/dl theo năm 2018.
Còn tiêu chuẩn đường huyết ngành y tế đang áp dụng không có tiêu chuẩn no, và tiêu chuẩn đường lại bị hạ thấp, mục đích tạo ra nhiều người bị bệnh để trục lợi, đo đường huyết chỉ được quyền thấp dưới 126mg/dL=7mmol/l, nếu cao hơn là bị bệnh tiểu đường phải dùng thuốc hạ đường, nên đường trong cơ thể lúc nào cũng thiếu làm suy yếu chức năng thần kinh não bộ, suy tim và không đủ glucose nuôi hàng tỷ tế bào.
Tại sao chúng ta không thắc mắc, nếu tôi bị bệnh tiểu đường, lại kiêng đường, và còn uống thuốc hạ đường, sau khi đường huyết xuống thấp rồi lại tăng cao hơn tiêu chuẩn 126mg/dL, nên cứ phải dùng thuốc hạ đường suốt đời, và sức khỏe càng yếu, càng mất sức ? Như vậy đường ở đâu ra, mà thử đường huyết vẫn cao ?
Để giải thích câu hỏi này, trước hết chúng ta phải chấp nhận não và tim phải cần đường mỗi ngày, để lúc nào đo đường huyết khi đói phải nằm trong tiêu chuẩn 100-140mg/dL, khi no phải từ 140-180mg/dL, như vậy phải có một trong 2 nguồn cung cấp đường cho não, tim và hàng tỷ tế bào trong cơ thể.
Nguồn A là nguồn đường từ bên ngoài cơ thể vào, do ăn uống thức ăn có đường, tạm gọi là đường dương đi vào cơ thể, muốn biết đường có vào cơ thể đủ hay không sau khi ăn 30 phút đo đường huyết phải từ 140-180mg/dl, nếu không đủ phải uống thêm nước mía, hay pha 1-2 thìa canh mật mía với 1 ly 250cc nước ấm uống thêm, khi đo pH nước bọt phải trung tính 7-8 nghiêng về kiềm. Sau 2 giờ glucose được insulin nội là insulin có sẫn trong tụy tạng dẫn vào nuôi tế bào, đường còn thừa nằm trong máu được thận điều chỉnh do chức năng lớp giữa của vỏ thượng thận giữ mức đường huyết trong máu trở lại tiêu chuẩn đói 100-140mg/dL, dư thừa được thận lọc thải ra theo nước tiểu, nên dân gian gọi là đái tháo đường là dấu hiệu của chức năng thận còn tốt, do đó tế bào được cung cấp đủ đường để hoạt động giúp cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật.
Nguồn B là nguồn đường rút từ trong cơ thể vào máu cho tim và não hoạt động, vì do kiêng đường, thức ăn không có đường hay ít đường, lại bị thuốc hạ đường làm thiếu đường trong máu, nên gan tự động rút 100g đường glycogen dự trữ biến đổi lại thành glucose âm, là đường cho năng lượng hoạt động mà không có nhiệt lượng, đo pH nước bọt ngả về acid, và nếu gan cung cấp đường cho não và tim chưa đủ gan rút từ mỡ chuyển hóa thành đường ketone giúp tim não duy trì chức năng hoạt động...một mặt chúng ta kiêng ngọt, ăn bớt lượng tinh bột, ăn nhiều rau củ, ít chất béo lâu dần cơ thể hết đường glycogen dự trữ, hết mỡ dự trữ, thân xác gầy ốm, không đủ đường cho não và tim hoạt động, thì thay vì glucose phải được insulin dẫn đường vào nuôi hàng tỷ tế bào, thì ngược lại, trong tế bào cơ bắp, trong xương tủy lại bị rút glucose ra khỏi tế bào để cung cấp cho tim và não duy trì sự sống cho chúng ta, đó là nguyên nhân rối loạn chức năng chuyển hóa đường. Đường trong tế bào rút ra bao nhiêu lại bị insulin ngoại là thuốc làm hạ đường, cướp giựt mất không đủ cho tim não hoạt động, cuối cùng mỗi ngày cơ thể phải phân hủy chất béo thành các phân tử hữu cơ gọi là ketone, khi miệng có mùi của trái cây lên men rượu, là gan đã bị nhiễm acid acétone là một trong ba loại của ketone, cũng giống như người nghiện rượu ít ăn cơm mà chỉ thay cơm bằng rượu, thì gan cũng bị nhiễm toan acétone, thử pH nước bọt là acid, thử pH nước tiểu hàm lượng kétone cao, cũng làm cho men gan tăng cao gây ra những bệnh viêm gan siêu vi.
Đối với bệnh tiểu đường, nếu không dùng thuốc hạ đường, cơ thể không bị phân hủy hết chất béo thì gan không tích lũy acétone qúa cao, thì không bị ung thư. Công thức của glucose là C6H12O6, công thức của rượu C2H6O, công thức của acétone C3H6O.
Đường hóa dạng tinh bột làm suy thận, là đường bị phân hủy bởi 1 đơn vị nước H2O, trở thành tinh bột có công thức C6H10O5.
Còn đường bị thuốc hạ đường phân hủy, làm rối loạn chuyển hóa đường, cũng làm rối loạn chức năng của nhà máy hóa chất của gan, bị gan phân hủy thành 2 đơn vị acétone 2C3H6O + 2O2.
Theo đông y, gan chứa lượng máu, mỡ, đường, chúng ta không cung cấp đủ đường, đủ chất béo, ngược lại còn mất đi do thuốc hạ đường, khiến cơ thể gầy ốm, cơ thể thiếu năng lượng, làm suy thận suy gan từng ngày từng giờ, và chúng ta lầm lẫn tin vào máy thử đường vẫn cao, dù kiêng ăn đường, ăn béo, ăn ít cơm, chỉ ăn rau củ qủa người càng gầy ốm suy nhược mất sức dần, sụt cân, thiếu lượng máu, thiếu đường, pH acid, là dấu hiệu ung thư, chúng ta có biết đâu rằng đường cao là đường rút ra từ các tế bào da thịt xương tủy, chính thủ phạm là insulin ngoại tiêm hay uống vào cơ thể do cách chữa bệnh tiểu đường sai lầm của các thầy thuốc, cho đến khi chúng ta chết vì cách chữa bệnh tiểu đường đúng quy trình theo cách nói của thầy thuốc VN.
Còn cách nói khoa học là ngộ độc acetone có thể xảy ra khi có một lượng ketone cao bất thường. Đây là một tình trạng được gọi là ketoacidosis gây ung thư hay chết người do tiếp xúc với chất sơn móng tay, do uống rượu, do cách chữa tiểu đường theo phương pháp ketone ăn kiêng chỉ ăn rau củ quả kèm theo thuốc hạ đường, có biết đâu rằng đo đường huyết vẫn cao do nhu cầu tim não cần đường để duy trì mạng sống cho chúng ta.
Ngày xưa không có bệnh tiểu đường, nhưng nạn đói kéo dài cũng có thể dẫn đến nhiễm toan cetone do cơ thể cạn kiệt nhiên liệu, cơ thể bắt đầu phân hủy chất béo được lưu trữ thành ketone. Nồng độ ketone trong máu có thể tích lũy nhanh chóng và phát triển cao làm chết não, tim ngưng đập.
Riêng trường hợp ung thư gan do uống rượu, ngoài việc rượu làm đường huyết thấp, gan phải chuyển hóa mỡ trong gan thành năng lượng ketone thì đường chuyển hóa từ chất béo cũng trở thành cétone, ngoài ra làm men gan tăng cao, và chất andehyde và metanol trong rượu làm hại gan và não, những vi khuẩn phát sinh trong gan bị chức năng mật đào thải trở thành amoniac theo nước tiểu ra ngoài, nên những người uống rượu có dấu hiệu ung thư gan thì trong người phát ra mùi khai của nước tiểu .
2-Cách phòng ngừa và điều trị bệnh nhiễm toan acétone.
Không có thuốc chữa bệnh nào cho bệnh ngộ độc acetone. Phản ứng tự nhiên của cơ thể là tăng nhịp thở để loại bỏ các acid tích tụ trong máu. Bác sĩ có thể chèn một ống trong đường hô hấp (đặt nội khí quản) để giúp cho bệnh nhân thở. Nếu bị bệnh nặng, cơ thể càng thiếu oxy, áp huyết tâm thu khí lực thấp, thông thường, các bác sĩ cũng sẽ truyền dịch.