[Thư hỏi bệnh] Ý tụ trên đầu, nặng 1 bên tai

Questing

Thành Viên Mới
Tham gia
26/11/20
Bài viết
1
YHBS Point
1
Kính thầy!

Xin thầy cho phép con được trình bày trường hợp của mình với cách tiếp cận như một người nhập môn khí công y đạo hơn là một bệnh nhân, dù biết rằng nhận định và hiểu biết của con còn nhiều thiếu sót và sai trái nhưng con vẫn muốn đăn lên để tiện đây được thầy và các sư huynh nhiều kinh nghiệm hơn sửa sai nhờ đó con có thể tiến bộ cả về bệnh tình và kiến thức khí công y đạo.

Do tính chất công việc mà con thường phải tập trung nhiều, nghe nhiều, nhìn nhiều. Ngoài ra con còn thực hành thiền tỉnh giác nên thường duy trì tỉnh giác và sử dụng nhiều đến định. Con thực hành như thế trong 1 năm thì bắt đầu thấy nặng và dựt dựt 1 bên tai trái (lúc đó do vị trí ngồi mà con phải dùng nhiều tai trái hơn), khí trệ tinh không hóa khí được, người rất dễ bị mệt, cảm giác như kiệt khí, con cảm thấy tốt hơn nhiều nếu uống trà. sau dó trong 1 năm, con không tập trung ý ở tai trái nữa mà chỉ tập trung và thủ ý ở tai phải thì sức khỏe có khá hơn nhiều và dần hồi phục nhưng gần đây bắt đầu thấy nặng chuyển từ tai trái qua tai phải. Thận dương hư nên buổi tối hạ bộ bị lạnh và cảm giác gần giống mắc tiểu nhẹ phải mặc nhiều quần ship đễ giữ ấm mới dễ ngủ, con cũng hay mắc tiểu hơn bình thường

Gần đây con đọc rất nhiều tài liệu yoga và nghiên cứu khá kỹ triết lý khí công y đạo của thầy và tự ý nghĩ ra bài tập sau đây. Con vẫn giữ nguyên phương pháp thiền tỉnh giác của mình, sử dụng định thường xuyên nhưng sẽ trụ ở vị trí huyệt đàn trung ở sau lưng, sáng tập bài tập kéo gối để kích thích mộc, thổ lên nuôi tâm và phế (phế con bị yếu dễ khô mũi rồi chãy mũi vào buổi sáng, tập như thế thì không bị tình trạng đó nữa), chiều tối thì vẫn thủ khí ở sau lưng đàn trung nhưng thở đan điền tinh để kích thích phế âm và dương thận (con cũng bị viêm gan B từ nhỏ dù chưa có biểu hiện). Con sử dụng đúng theo triết lý của thầy là sáng dụng mộc, hỏa, thổ; chiều tối dụng kim thủy.

Biết mình tự thiết kế bài tập là đùa với lửa và dễ tự hại mình nhưng với bản tính thích tìm tòi và tò mò, thật lòng con vẫn muốn tiếp cận môn học của thầy với cách tiếp cận như một người học trò ham học hỏi hơn là một người bệnh, dù vậy biết mình kiến thức và kinh nghiệm kém cỏi nên con vẫn muốn xin ý kiến của thầy và các huynh đệ khác.

Thân.
 
Top